Bệnh Mốc Sương (Héo Muộn)

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.
Bệnh gây hại trên thân, lá và trái.
Vết bệnh lúc đầu có màu xanh đậm như úng nước, sau đó vết bệnh có màu nâu đen, vết bệnh lớn dần, nếu trời ẩm trên bề mặt lớp bệnh có lớp tơ màu trắng bao phủ, bệnh nặng sẽ làm thối nhũn, nếu thời tiết khô, vết cũng khô dòn dễ vỡ.
Trên trái bệnh thường gây hại ở vùng cuống trái, và thường làm trái dễ rụng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Phytophthora infestans gây ra
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tránh canh tác trong mùa mưa.
- Tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng cà.
- Không trồng liên tục nhiều vụ hoặc nhiều năm trên cùng một ruộng.
- Áp dụng Ridomil Gold, Copper Zinc theo khuyến cáo
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Khánh Hòa sản xuất cà tím Nhật Bản (CTNB) theo mô hình của Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (CPTSBL), chi nhánh tại Khu Công nghiệp Suối Dầu

Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng.

Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. . Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.

Đất trồng cà chua phải được luân canh với bắp, lúa, rau, đậu…Đất vụ trước không trồng họ cà (như cà chua, cà tím, ớt…). Đất phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.

Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, Vl2000, HP5, SB3…