Bệnh Héo Rũ Hại Cà Chua

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái.
Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nhiều tác nhân gây ra.
Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. . Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.
Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa.
Triệu chứng héo rũ, vi khuẩn tuôn ra từ mạch nhựa (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Đối với vi khuẩn, nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh, dùng vôi bột hoặc Copper zinc 85 WP rãi vào đất nơi cây đã nhổ và trộn đều. Khi cây mới chớm bệnh có thể phun Kasumin 0,2 - 0,5%, Starner 20 WP.
- Đối với nấm nên phát hiện sớm, phun thuốc ngừa hoặc trị bằng Copper B 75 WP, Carban 50 SC,.. với nồng độ 0,2 - 0,4%. Ngoài ra có thể tưới thuốc sinh học Trichoderma
Có thể bạn quan tâm

Xác định các loài thiên địch để nhân nuôi nhằm tăng cường khả năng phòng trừ dịch hại, nâng cao năng suất, chất lượng nông phẩm khi thu hoạch.

Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor Laboratory (Mỹ) tìm thấy một loạt các biến thiên di truyền của gen có thể thúc đẩy năng suất cà chua

Kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ thực chất cũng không khác mấy so với giống cà chua thường chỉ có điều việc chăm sóc hơi cầu kỳ.

Kỹ thuật trồng cây cà chua đen tại nhà không quá khó bởi đây là giống cây sinh trưởng rất mạnh. Bạn có thể áp dụng trong chậu, thùng xốp hay thùng nhựa...

Cà chua bi rất dễ trồng, ra nhiều quả và có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào nếu có kỹ thuật trồng và chăm sóc tốt.