Bệnh Ghẻ Khoai Lang

Bệnh ghẻ khoai lang (sphaceloma batatas) đang trở thành đối tượng gây bệnh chính, phân bố ở hầu hết những vùng trồng khoai, làm ảnh hưởng đến năng suất củ.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân của bệnh là do nấm sphaceloma batatas gây ra. Sự lan truyền của nấm bệnh trên đồng ruộng nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu do vết thương cọ sát, tiếp xúc giữa thân, lá qua mưa, côn trùng và việc sử dụng dây khoai lang nhiễm bệnh làm giống. Khoai lang trồng nơi đất thấp, đất thịt nặng rất dễ bị nhiễm bệnh. Khoai lang trồng đất bãi có mức độ nhiễm bệnh lớn hơn nhiều so với trồng luống.
Ở nước ta, bệnh ghẻ xuất hiện trong hai vụ chính là vụ xuân hè và vụ đông xuân. Bệnh gây hại tập trung trong vụ xuân hè, ở giai đoạn 50-60 ngày sau trồng (là giai đoạn sinh trưởng thân lá) bị nhiễm nặng nhất. Hầu hết các giống ở địa phương đều nhiễm bệnh. Giống khoai lang mới lai tạo như: Hoàng Long, VĐ1; TH3… tương đối chống chịu bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Phòng trừ bệnh ghẻ khoai lang chủ yếu bằng các biện pháp canh tác và kỹ thuật trồng trọt. Sử dụng nguồn giống (dây và củ khoai) sạch bệnh, cần loại bỏ toàn bộ cây bệnh. Khoai cần trồng theo luống cao, chủ động nước tưới và đưa thêm các giống chống chịu bệnh vào cơ cấu giống để hạn chế sự phát sinh, phát triển của cây bệnh. Khi phát hiện ổ bệnh đầu tiên trên đồng ruộng, có thể dùng Score 250ND (0,3 -0,5 l/ha); Anvil 5-10EC (0,3-0,5lít/ha) để phun.
Có thể bạn quan tâm

Khoai tây là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ, có thể trồng khoai tây trên chân đất đồng cao hoặc đồng trũng nhưng phải có điều kiện tưới tiêu nước chủ động.

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Trồng khoai tây bằng củ bộc lộ nhiều khiếm khuyết như tốn giống, chi phí cao, lãi suất thấp. Gần đây kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt lai đã được người nông dân chấp nhận vì tiết kiệm được giống, công vận chuyển và chi phí sản xuất.

Kết hợp với kết quả nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc từ các giống khoai tây nhập nội và trong nước trong nhiều năm qua của các nhà khoa học, của các viện, các trường và các cơ sở nhân giống, cùng với kết quả bước đầu của mình, dự án " Khoai tây Việt-Đức “ giai đoạn 1 đã giới thiệu một số giống khoai tây thịnh hành ở ĐBSH để bà con nông dân tham khảo

Để bảo quản lưu trữ rau quả dài ngày không bị hư thối, Cục Chế biến đã cho phép đưa vào áp dụng rộng rãi quy trình công nghệ bảo quản rau quả tươi xuất khẩu: