Bệnh Gây Chết Giữa Chu Kỳ Nuôi Tôm Cang Xanh

Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết.
Dấu hiệu: ấu trùng tôm yếu, bơi lội chậm chạp hơn bình thường, màu sắc xám nhạt (sau 10 ngày nuôi màu sắc của ấu trùng thường nâu sáng), ăn artemia ít, artemia thừa trong bể (tôm khoẻ mạnh sau 10 ngày nuôi khi cho artemia vào sau 2 giờ ấu trùng ăn hết).
Soi bằng kính hiển vi gan tụy co lại, nhỏ hơn bình thường, các sắc tố bị mất.
Quan sát bể vào ban đêm thấy có tôm chết phát sáng, xem qua kính hiển vi thấy có coccobacilli nhiều trong ruột tôm.
Điều trị: Sử dụng thuốc kháng sinh không có hiệu quả, khi giống bị bệnh này thường phải xả bỏ, vệ sinh bể làm đợt mới, bệnh này ít gặp.
Phòng ngừa: Vệ sinh kỹ toàn bộ trại sau một chu kỳ sản xuất, phơi khô trại sau 10 ngày, khi nuôi quản lý chăm sóc tốt, hạn chế mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao

Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn, góp phần tăng thu nhập đáng kể và giải quyết một lượng lao động tại địa phương

Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm

Thức ăn cho tôm bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triển tốt, lột xác dể dàng. Có thể dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tép v.v...

Tôm càng xanh (TCX) Macrobrachium là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn.