Bệnh đốm trắng tái bùng phát

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có trên 11.772 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến và công nghiệp bị bệnh, mức độ thiệt hại từ 40 - 70%.
Trong đó có 773 ha tôm nuôi công nghiệp bị nhiễm bệnh đốm trắng và trên 500 ha nhiễm bệnh suy gan tuỵ, còn lại các bệnh khác 253 ha.
Ðiều đáng quan tâm hiện nay, dịch bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ngày càng nhiều và đang đứng trước nguy cơ lây lan thành dịch.
Người nuôi tôm thường xuyên theo dõi tôm nuôi để phát hiện bệnh sớm phòng trị kịp thời.
Tại cuộc họp giao ban ngành nông nghiệp đầu tháng 10 vừa qua, do Sở NN&PTNT phối hợp với huyện Cái Nước tổ chức, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước Ðoàn Văn Chính cho biết, sau nhiều năm tạm lắng, cùng với các bệnh suy gan tuỵ, đỏ thân, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi xuất hiện trở lại ngày càng nhiều, có nguy cơ tái bùng phát thành dịch trên địa bàn huyện.
Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn.
Thời gian gây bệnh trên tôm nuôi thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm, mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước.
Thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi-rút, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.
Theo nhiều người nuôi tôm, tôm bị bệnh đốm trắng có biểu hiện hoạt động kém ăn nhiều, đột ngột, sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hay dạt vào bờ.
Vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân.
Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 - 10 ngày tôm chết hàng loạt.
Ông Phan Văn Ðức, ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, cho biết, sau gần 2 tháng thả nuôi, khi đạt trọng lượng gần 100 con/kg, tôm có biểu hiện nổi đầu, đâm vào mé, sau đó chết nhanh.
Bắt tôm lên xem kỹ thấy trên thân đầu, ngực có những đốm trắng, rất khó điều trị do tôm chết nhanh và tỷ lệ nhiễm bệnh nhiều.
Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội thuỷ sản tỉnh, cho biết, bệnh đốm trắng xuất hiện nhiều trong giai đoạn mùa mưa.
Ðây là bệnh rất phổ biến vào thời điểm hiện nay, gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi tôm.
Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, khuyến cáo, đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi tôm nên xử lý dịch bệnh đúng như hướng dẫn của ngành chuyên môn.
Không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay, mà nên phơi đầm cải tạo 1,5 - 2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường đáy.
Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.
Ðồng thời, người nuôi tôm cần tuân thủ đúng quy trình nuôi từ khâu chọn giống, xử lý môi trường nuôi phòng, chống dịch bệnh trên tôm đúng kỹ thuật để giảm thiệt hại tới mức thấp nhất.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm trên cây mía và chưa có thuốc BVTV đặc trị.

Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.

Hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cà phê, trái cây đã có bước tiến khi dần chuyển dịch sang sản xuất chất lượng cao. Tuy nhiên, chất lượng vẫn ở mức thấp và khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đợt nắng gắt tháng 6 vừa qua đã làm cho hơn 300 ha chè của huyện Anh Sơn, Nghệ An bị xóa sổ. Nông dân nơi đây đang tích cực ươm chè giống để "lấp đầy" diện tích chè bị thiệt hại.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, Cục này sẽ báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản bằng đường hàng không gửi Bộ GTVT, và các Bộ ngành liên quan để có chính sách hỗ trợ.