Bệnh Đốm Nâu (Hoại Tử) Trên Tôm Càng Xanh

Bệnh đốm nâu xuất hiện quanh năm và tấn công từ cà tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.
Người ta còn gọi bệnh này là bệnh hoại tử, do vi khuẩn gây ra và cũng do môi trường sống của tôm không hợp vệ sinh.
Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau, những đốm này trước màu nâu sau trở sang đen và xuất hiện dưới lớp vỏ kitin và lớp biểu mô của tôm.
Tôm bị bệnh này trở nên kém ăn, mất sức, gầy óp. Tôm con dễ chết hơn tôm lớn.
Cách phòng bệnh là nên chú ý đến nguồn nước trong ao, cần phải thay nước cho ao thường xuyên và trong ao nên thả tôm với mật độ vừa phải. Ngoài ra, ta nên cho tôm ăn bổ dưỡng hơn, để tôm có sức đề kháng chống chọi lại bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị về bệnh này.
Có thể bạn quan tâm

Một nhà nghiên cứu Ôxtrâylia tin rằng hải sâm có thể cứu các trang trại nuôi tôm bỏ hoang ở miền Trung Việt Nam.

Trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân.

Mực nước lũ ở khu vực ĐBSCL những năm gần đây luôn ở mức thấp, không đủ để tràn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm càng xanh của bà con nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao tôm sú giúp người nuôi thủy sản đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, cắt được mầm bệnh trong ao tôm sú, giảm rủi ro

Ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là cách giúp bà con nông dân có năng suất thu hoạch cao.