Bệnh Đốm Nâu Gây Hại Trên 16.000ha Thanh Long

Trước tình hình bệnh đốm nâu đang gây hại cây thanh long trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát vừa ra quyết định thành lập Tổ chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, do ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV làm Tổ trưởng.
Tổ có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bệnh đốm nâu gây hại thanh long trên toàn quốc; chủ động kịp thời đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách để phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long. Theo báo cáo của Cục BVTV, đến 5.9, bệnh đốm nâu đã gây hại trên 16.469ha thanh long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 5 - 50%, trong đó có hơn 5.100ha bị nhiễm nặng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Phú Ninh có sự phát triển mang tính đột phá với việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

Nhiều diện tích ruộng bên cạnh lòng hồ thủy lợi, thủy điện nhưng phải bỏ hoang, cây chết héo vì nắng hạn. Nỗ lực canh tác vụ hè thu của bà con nông dân gần như bất thành tại một số nơi.

Giữa năm 2013, vợ chồng anh đã đặt mua, làm khu lồng cá đặt ngay chân đập mới thuộc khu kè Tân Tiến đến Kênh Phố. Toàn bộ gồm 6 lồng có kích cỡ 9 x 6 x 3 m và một gian nhà khoảng 30m2 để trông coi và đựng thức ăn nuôi cá.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn Trung ương, diễn biến thời tiết đang có nhiều bất lợi cho tôm nuôi tại các tỉnh Nam bộ, trong đó có tỉnh Cà Mau. Cụ thể là nhiệt độ tăng cao trong ngày và thường xuyên xuất hiện những cơn mưa dông trên diện rộng làm môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, gây sốc và dễ phát sinh dịch bệnh trên tôm.

Ngư dân đang cần gì? Chúng tôi đã mang câu hỏi ấy đi dọc dải biển Quỳnh Lưu và ở đâu cũng nhận được câu trả lời: Cần vốn. Làm gì chẳng cần vốn, nhưng chính vì nhu cầu tiền vốn quá lớn của nghề đi biển mà ngư dân rơi vào những cạm bẫy, rủi ro ngay ở trên bờ.