Trang chủ / Cây lương thực / Khoai lang

Bệnh Đốm Đen Hại Khoai Lang

Bệnh Đốm Đen Hại Khoai Lang
Ngày đăng: 11/08/2011

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh còn được gọi là bệnh đốm vòng, đây là một trong những bệnh chủ yếu hại lá, thường gây hại từ khi mới trồng cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh khi có mưa nhiều, đất ẩm ướt và vào giai đọan cuối sinh trưởng của cây.

Trên lá có những vết tròn hoặc vết có góc cạnh (khi vết bệnh xuất hiện gần các gân lá) có màu nâu hoặc đen, có kích thước độ 1cm hoặc lớn hơn. Vết bệnh hơi lõm xuống,có viền rất rõ và có những vòng đồng tâm, vết bệnh thường bị khô nứt ở giai đoạn sau, cả lá bị vàng hoặc khô cháy đi. Đôi khi vết bệnh cũng xuất hiện trên củ dưới dạng các vết màu nâu đen với đường kính 1cm.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do nấm Alternaria solani (Ell và Martin) Jones và Crout (A. bataticola Ikata). Đính bào đài có màu nâu, phát triển nhô ra khỏi hai mặt lá, có kích thước: 50 -90 x 8 - 9 micron. Đính bào tử có màu nâu vàng, có 5 - 12 vách ngăn, trong số đó có những vách ngăn dọc. Đính bào tử có hình quả chùy với cuống dài, kích thước rất thay đổi: 120 - 269 x 12 - 20 micron. Nấm phát triển thuận lợi ở 26oC, nhiệt độ giới hạn là 12oC và 38oC. Nấm thuộc loài đa thực, có thể gây bệnh cho nhiều loại cây khác nhau, có khả năng lưu tồn trong củ giống và trong xác cây bệnh.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, xử lý củ giống bằng cách ngâm củ trong thời gian 1 giờ - 1 giờ 30 phút vào một trong các dung dịch sau đây: Formol 0,4 - 0,5% ; CuSO4 1% ; HgCl2 0,1%.


Có thể bạn quan tâm

Trị Bọ Hà Hại Khoai Lang Trị Bọ Hà Hại Khoai Lang

So với nhiều loại cây trồng khác, thì chủng loại sâu bệnh hại trên cây khoai lang có ít hơn. Tuy nhiên, trong số ít ỏi này lại có những loài rất nguy hiểm, thường gây thiệt lớn cho người trồng, trong đó có con bọ hà. Đặc biệt là ở những vùng thường bị khô hạn hoặc trong các mùa khô như ở một số tỉnh phía Nam của nước ta.

19/12/2011
Thử Nghiệm Trồng Khoai Lang Chất Lượng Cao Thử Nghiệm Trồng Khoai Lang Chất Lượng Cao

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ (Viện) phối hợp Viện Cây lương thực - thực phẩm trung ương, thực hiện đề tài: Trồng thử nghiệm cây khoai lang trên đất cát bạc màu ở Bình Định

19/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Nhật Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Nhật

Thuận lợi trong việc trồng khoai lang Nhật là sản phẩm hiện thị trường đang thiếu trầm trọng để xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước châu Âu cũng như để chế biến làm mứt.

18/01/2011
Chọn Hom Giống Và Cách Trồng Khoai Lang Chọn Hom Giống Và Cách Trồng Khoai Lang

Khoai lang thường được nhân giống vô tính bằng chồi củ giống và bằng hom giống của dây sau khi thu hoạch củ từ vụ trước. Ngoài các yếu tố về đất đai, thời vụ, phân bón, kỹ thuật canh tác, đặc điểm giống… thì độ dài, chất lượng hom giống và cách trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ.

17/01/2011
Nghiên Cứu Dùng Chất Dẫn Dụ Pheromone Diệt Sùng Khoai Nghiên Cứu Dùng Chất Dẫn Dụ Pheromone Diệt Sùng Khoai

Huyện Bình Minh và Bình Tân là 2 huyện trồng khoai lang nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long với khoảng 5.000ha, hàng năm cho sản lượng trên 200 ngàn tấn với các giống khoai nổi tiếng như khoai nghệ, khoai đỏ, tím Nhật, Lục Ngạn, bí đỏ,… nhưng ai có lúc cũng khốn đốn do củ khoai bị sùng. Nhằm giúp nông dân có biện pháp phòng, trị có hiệu quả, giảm chi phí, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long đang triển khai đề tài sử dụng Pheromone giới tính đối với sùng khoai lang ở 2 huyện nêu trên do Tiến sĩ Lê Văn Vàng- Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

19/12/2011