Bệnh đỏ thân đốm trắng trên tôm nuôi trong mùa mưa

Bệnh đỏ thân đốm trắng trên tôm nuôi trong mùa mưa.
Mầm bệnh đốm trắng luôn tiềm ẩn trong môi trường ao nuôi, một khi có điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát gây hại cho tôm nuôi, ông mai Văn Chánh ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cho biết:
“Những năm trước đây bệnh thân đỏ đốm trắng không xuất hiện nhiều, nhưng vài năm gần đây bệnh xuất hiện rất nhiều ở vùng nuôi tôm Mỹ Xuyên, bệnh này thường xuất hiện vào khoảng tháng 8 kéo dài đến tháng 12.”
Là bệnh do virus, không có thuốc đặc trị, biện pháp duy nhất hiện nay là bà con phải đảm bảo tốt kỹ thuật cải tạo, xử lý nước, tăng sức đề kháng cho tôm, một khi môi trường trong ao nuôi thuận lợi thì virus đốm trắng sẽ bùng phát.
Đang là mùa mưa, nền nhiệt giảm thấp cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh đỏ thân đốm trắng phát sinh, thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Sóc Trăng, nhận xét: “Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng xuất phát từ khâu cải tạo ao nuôi chưa tốt, mặt khác do các tác nhân tác động vào như chim, chuột, nguồn nước nhiễm mầm bệnh…
Đây là bệnh do virus gây ra nên chúng ta không có giải pháp để trị mà chỉ phòng bệnh mà thôi .”
Hiện nay là giai đoạn tôm nuôi đang phát triển, bệnh đỏ thân đốm trắng xuất hiện đã gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.
Nhiều ao nuôi tôm phải thu hoạch sớm một khi bệnh này xuất hiện.
Ở huyện Mỹ Xuyên, bệnh đỏ thân đốm trắng xuất hiện nhiều trên tôm sú, nhiều hộ phải thu hoạch tôm có kích cỡ nhỏ từ 80 đến 100 con/kg, đối với tôm sú thì đây là tổn thất rất lớn, thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Sóc Trăng, có những lưu ý sau:
“Đối với bệnh đỏ thân đốm trắng thì người nuôi tôm chủ yếu phòng bệnh là chính.
Do đó, bà con phải chú trọng khâu cải tạo ao nuôi, cải tạo đúng quy trình để các sinh vật như cua, còng trong ao được diệt hết.
Lấy nước từ sông rạch vào phải xử lý qua ao lắng.
Khi chọn con giống phải qua xét nghiệm về bệnh đốm trắng, tạo môi trường ao nuôi tốt như là độ kềm, độ pH, ôxy phải tốt để cho môi trường nuôi thông thoáng, sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế khí độc.”
Nhiều hộ nuôi phải thu hoạch sớm do tôm bị bệnh
Đỏ thân đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm, khả năng bùng phát thành dịch, đặc biệt là trong giai đoạn nhiệt độ giảm thấp.
Vẫn chưa có thuốc đặc trị nên cơ bản vẫn là biện pháp phòng bệnh, khống chế virus phát sinh. Đó cũng là lý do Ngành Nông Nghiệp khuyến cáo bà con tuân thủ khung lịch thời vụ để tránh thời điểm có thể bệnh đốm trắng phát sinh.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, do không có cơ sở nhân giống lớn nên giống gà ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Các trang trại quy mô từ 500 - 1.000 con/lần nuôi phải nhập giống từ tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh miền Tây.

Cách nay hơn 8 năm, cá tra từng được xem là “con cá vàng” của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do mỗi hecta nuôi cá tra có thể đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong nuôi nai nên nhiều hộ nuôi ở xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đã để nai bị chết trong lúc cắt nhung hay sinh đẻ. Vì thế, bà con đang rất cần được tham gia các lớp tập huấn nhằm khắc phục tình trạng này. Vấn đề này đã được đề xuất cách đây hơn một năm nhưng vẫn chưa được thực hiện.

Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.

Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.