Bệnh Cúm Vịt Con

Nguyên nhân: Bệnh gây ra do một loại virus cúm. Bệnh liên quan đến sức đề kháng của vịt, thường gặp ở những chuồng lạnh, ẩm, dơ, thức ăn có chất lượng kém. Vịt con từ 1-25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhứt. Bệnh lây qua thức ăn nuớc uống hay qua không khí ô nhiễm.
Triệu chứng:
Hắt hơi, chảy nước mũi, nước mũi lúc đầu trong sau đục đóng ở khóe mũi, thở khó.
Kém ăn, gầy yếu, có những cơn co giật.
Bệnh tích:
Hốc mũi có dịch khô quánh lại, niêm mạc mũi bị xung huyết, phù.
Phổi thủy thủng, một vài nơi xung huyết.
Phòng bệnh:
Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, tránh gió lùa, mưa tạt. Cho vịt ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là đạm và thức ăn xanh (Vitamin A).
Trị:
Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Đối với vịt con 5-15 ngày khi mắc bệnh có thể dùng terramycine trộn vào thức ăn với liều 5-10mg/con cho ăn liên tục từ 5-15ngày làm giảm được tỉ lệ hao hụt và vịt khỏi bệnh tăng trưởng tốt hơn.
Bổ sung Vitamin A vào trong khẩu phần thức ăn.
Có thể bạn quan tâm

Vương quốc Anh, ngày 28 tháng 3 năm 2018 - Viện Pirbright đã phát triển một loại vắc xin đơn cho cả virut cúm gia cầm và viêm ruột kết ở vịt.

Chuồng trại lót trấu trộn vi sinh khử mùi, tiêm phòng văcxin đủ liều... giúp đàn vịt trời vạn con của anh Miền khỏe mạnh.

Một số bệnh ngỗng thường mắc và cách phòng trị: Bệnh tụ huyết trùng, Bệnh cúc khuẩn, Bệnh không tiêu, Bệnh cắn lông, rỉa lông, Bệnh dịch tả vịt lây sang ngỗng

Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt ( Riemerellosis) hay còn gọi là bệnh bại huyết là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu, gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn

Mô hình nuôi vịt đẻ do Trạm Khuyến nông Nam Sách, Hải Dương đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ năm 2015.