Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Hồ Tiêu - Người Dân Loay Hoay Tìm Cách Phòng Tránh

Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.
Gia đình anh Hà Văn Long ở thôn Thạch Sơn, xã Ea MDroh là một trong những hộ dân chịu thiệt hại nặng do cây tiêu bị nhiễm loại bệnh này. Gia đình anh có 300 trụ tiêu thì đến nay đã có khoảng hơn 90% số trụ đã bị nhiễm bệnh và chết. Vườn tiêu của gia đình anh Long bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của bệnh vào tháng 7-2012 và phát bệnh mạnh nhất vào tháng 8.
Để khống chế dịch bệnh phát triển và lây lan, ngay sau khi phát hiện thấy cây tiêu có dấu hiệu bị mắc bệnh anh đã tìm hiểu, áp dụng các biện pháp để điều trị như đổ thuốc vào gốc, hoặc phun thuốc cho cây… Tuy nhiên các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả. Anh Long than thở: “Tôi đã dùng đến 3 - 4 loại thuốc để đặc trị cho những cây tiêu bị nhiễm bệnh mà vẫn không có hiệu quả. Bây giờ tôi cũng không biết phải dùng loại thuốc nào để điều trị loại bệnh này cho thật hữu hiệu…”.
Gia đình anh Hoàng Đình Quang ở cùng thôn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu. Dù đã áp dụng khá nhiều biện pháp điều trị bệnh cho cây tiêu nhưng hiện nay 150/500 trụ tiêu của gia đình anh Quang đã bị nhiễm bệnh và chết, gây tổn thất nặng về kinh tế. Một số trụ tiêu khác của gia đình anh trong thời gian này cũng đang bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh và tương lai sẽ có thể chết như những trụ trước.
Để giúp nông dân phục hồi vườn tiêu, ngành nông nghiệp huyện cũng đã khuyến cáo, tập huấn cho bà con những biện pháp để phục hồi vườn tiêu kinh doanh cũng như biện pháp phòng ngừa bằng cách đào mương thoát nước, điều trị bệnh bằng các biện pháp hóa học… Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện trên thực tế thì việc điều trị loại bệnh này cho cây tiêu hầu như không đạt hiệu quả cao, nhiều diện tích hồ tiêu vẫn bị chết hàng loạt và người dân vẫn loay hoay, chưa tìm ra cách phòng tránh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian du nhập vào Việt Nam, không chỉ được nuôi nhốt tại các vườn thú phục vụ nhu cầu tham quan, chăn nuôi đà điểu đã trở thành một nghề mang lại thu nhập khá cho nhiều trang trại và nông hộ.

Nắng nóng kéo dài, người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang hết sức lo lắng bởi tình trạng khô hạn ở các ao đầm, suy giảm tốc độ tăng trọng và nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Sáng 24/6, tại xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), Trung tâm Dạy nghề hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã tổ chức khai giảng lớp nghề nuôi và phòng trị bệnh trâu bò cho 31 nông dân trên địa bàn xã.

Hiện nay, do nắng nóng kéo dài, một số địa phương lại xuất hiện mưa dông nên nhiều vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn bất ổn. Tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi diễn biến phức tạp khiến người nuôi không an tâm.

Ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU).