Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu

Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu
Ngày đăng: 11/04/2015

Theo kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, bệnh gây hại chủ yếu trên cây tiêu ở huyện Tây Hòa là bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, thán thư, gỉ sắt, đốm tảo. Trong đó, bệnh nguy hiểm cho tiêu là chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng.

Chi cục Bảo vệ thực vật cũng nhận định, thời gian đến, bệnh chết chậm, tuyến trùng tiếp tục gây hại ở những vườn tiêu chăm sóc kém. Vì vậy, nông dân sử dụng phân hữu cơ bón cho cây tiêu và không lạm dụng phân hóa học. Khi phun thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng đúng thuốc đặc trị để hiệu quả phòng trừ cao. Cụ thể, trừ tuyến trùng phải dùng thuốc Vimoca, Regal…

Phòng ngừa bệnh chết chậm dùng các loại chế phẩm trichoderma, pseudomonas kết hợp bón phân chuồng, phân vi sinh cho cây tiêu.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Và Thân Thiện Với Môi Trường

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.

21/01/2014
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

21/01/2014
Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

22/01/2014
Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

22/01/2014
Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

22/01/2014