Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu

Theo kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, bệnh gây hại chủ yếu trên cây tiêu ở huyện Tây Hòa là bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, thán thư, gỉ sắt, đốm tảo. Trong đó, bệnh nguy hiểm cho tiêu là chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng.
Chi cục Bảo vệ thực vật cũng nhận định, thời gian đến, bệnh chết chậm, tuyến trùng tiếp tục gây hại ở những vườn tiêu chăm sóc kém. Vì vậy, nông dân sử dụng phân hữu cơ bón cho cây tiêu và không lạm dụng phân hóa học. Khi phun thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng đúng thuốc đặc trị để hiệu quả phòng trừ cao. Cụ thể, trừ tuyến trùng phải dùng thuốc Vimoca, Regal…
Phòng ngừa bệnh chết chậm dùng các loại chế phẩm trichoderma, pseudomonas kết hợp bón phân chuồng, phân vi sinh cho cây tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.

Đối với người nuôi thủy sản tỉnh, thành công của mô hình nuôi cá chình do Công ty TNHH Hưng Biển thực hiện từ tháng 7-2011 đến tháng 11-2012 trên vùng cát Bảo Ninh đã giúp họ có cái nhìn mới đối với việc đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, trong đó có việc tìm đến những đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Về thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên (Bắc Giang), hỏi thăm đến nhà ông “vua gấc” Trần Sĩ Quảng, bà con trong thôn từ già đến trẻ nhỏ ai nấy đều cho biết, ông Quảng là một nông dân cần cù, chịu khó, làm giàu và nổi danh từ nghề trồng cây gấc.

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.