Bệnh Chết Cây Con Trên Xoài

Tác nhân gây bệnh: Pythium sp.
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
Cây con bị bệnh thường lá bị mềm rủ và tái màu, có những vết đen xuất hiện ở gốc lá, lớn dần và lan rộng đến phần gân chính của lá, sau đó lá bị héo cụp xuống và uốn cong lại rồi chết. Hệ thống rễ bị thối ở vùng cổ rễ rồi lan rộng. Chẻ dọc vùng nhiễm bệnh thấy có nhũng nước, biến màu nâu đen trong mạch dẫn và phần gỗ dọc theo thân chính hướng xuống vùng rễ. Thường cây bị nhiễm bệnh ở vùng ghép.
Mạch dẫn bị hư và dẫn đến hấp thu dinh dưỡng, nước kém làm cây bị héo và chết.
Nấm có thể sống hoại sinh trong đất hoặc ký sinh trên cây, khi gặp điều kiện thuận lợi như tưới quá nhiều nước cho cây, hoặc trồng mật độ cao chúng sẽ tấn công cây con.
Biện pháp phòng trừ
Chủ yếu là phải chọn nơi đất trồng khô ráo, cây con nên đặt trên liếp, bầu đất phải thoát nước tốt, đất vô bầu không quá nhiều đất sét.
Có thể trộn các loại thuốc như Metalaxyl với Mancozeb để rải vào đất hay phun lên cây.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm nay, tình hình sâu bệnh, nhất là bọ trĩ hại xoài luôn là nỗi lo canh cánh của nông dân trồng xoài huyện Cam Lâm, thủ phủ trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa

Việc xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thực sự là một tin vui đối với nông dân Việt Nam nói chung và người trồng xoài khắp cả nước

Ruồi đục trái xoài (Oriental fruit fly) có tên khoa học là Bactrocera dorsalis (Hendel), thuộc họ Trypetidae, bộ hai cánh (Diptera). Ruồi đục trái là côn trùng

Xoài là một trong những cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không nhỏ năng suất

Hiện nay diện tích trồng xoài vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung đang gia tăng nhanh chóng, và xoài là một trong những cây chủ lực trong canh tác