Bệnh Bạch Tạng Trên Cây Bắp

Thời gian gần đây bà con nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang đối mặt với bệnh bạch tạng gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải nhổ bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng không đạt được hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân là do bệnh mới nông dân chưa nhận diện được bệnh cũng như chưa dùng đúng thuốc đặc trị bệnh này.
Để phòng trừ bệnh có hiệu quả, bà con chú ý những điểm sau:
1- Nhận diện đúng bệnh
Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên bắp từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Cây bệnh có thể xuất hiện rất sớm, khi bắp có 2-3 lá thật, và có thể kéo dài đến trổ cờ. Triệu chứng điển hình là vết sọc vàng dài, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là những bào tử lây nhiễm). Cây nhiễm nặng lá màu trắng bạc, lùn và chết dần.
Bệnh do nấm Slerospora maydis gây ra, theo ghi nhận gần đây bệnh gây hại nặng trên các giống bắp trắng nù địa phương, nhất là trên diện tích trồng có mật độ cao.
Bệnh bạch tạng phát tán lây nhiễm bằng bào tử, hoặc hạt giống nhiễm.
2- Phòng trừ tổng hợp
- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Gieo trồng đồng loạt.
- Không chọn giống từ cây nhiễm bệnh.
- Nên xử lý giống trước khi gieo với thuốc trừ bệnh Manthane M 46, Juliet 80 WP.
- Không trồng liên tục nhiều vụ, luân canh với cây khác họ nhất là cây lúa.
- Bón phân NPK, không bón nhiều phân đạm.
- Sử dụng thuốc khi mới phát hiện như Manthane M46, Juliet 80WP phun kỹ, Foraxyl 35 WP, đều 2 mặt lá, nếu cần thiết nên xử lý lần 2, lần 3 sau đó 5 đến 10 ngày.
Đối với vùng chuyên canh bắp thì phòng ngừa bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất sau này, phun ngừa định kỳ. Trong đó biện pháp kỹ thuật canh tác là yếu tố quyết định đến áp lực bệnh, do đó điều cần thiết khi gieo trồng bắp chuyên canh bà con chú ý đến khâu sửa soạn đất, giống, và thời vụ tập trung để giảm áp lực bệnh. Như thế chúng ta sẽ giảm được chi phí sản xuất, tăng chất lượng thương phẩm, cuối cùng là tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Đặc tính : - Ngắn ngày - Năng suất cao. - Hạt màu cam, Bắp đá. - Chống chịu sâu bệnh tốt. - Thân to, cứng chắc, rễ nhiều, ăn sâu.

Ngô ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 67-85 ngày tùy thời tiết). Cây cao 2-2,2m, vị trí đóng bắp thấp, nên khả năng chống đỡ tốt. Ngô ngọt trồng được quanh năm, cho năng suất cao từ 650-800kg/sào Bắc bộ. Ngoài thu bắp, ngô ngọt còn cho một lượng thức ăn xanh từ 2,5-3 tấn/sào, tính kháng bệnh cao.

Ngô cung cấp lương thực đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là người dân ở các huyện vùng cao, vùng sâu và là nguồn thức ăn tinh, thô xanh phục vụ cho ngành chăn nuôi. Nhưng trên thực tế trong sản xuất, người dẫn còn gặp nhiều tổn thất về sản lượng, chất lượng của hạt ngô do quá trình thu hoạch, bảo quản.

Trong những năm gần đây, nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang phải đối phó với một bệnh khá nghiêm trọng trên cây bắp. Nhiều nông dân buộc phải hủy bỏ hoặc gieo trồng cây khác, dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng kết quả không như mong muốn. Đó là bệnh sọc lá bắp. Sau đây là một số thông tin giúp bà con nông dân phòng ngừa bệnh hại này hiệu quả hơn.

Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.