Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ

Bến Tre tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ
Ngày đăng: 15/04/2015

Ba Tri có hộ thiệt hại đến 90%

Dọc cánh đồng An Hiệp, An Đức huyện Ba Tri, vào những ngày này, đồng đất đã khô gốc rạ, mà lẽ ra hiện nay, lúa vẫn chưa tới ngày thu hoạch. Hộ ông Nguyễn Văn Do, ở ấp 9, xã An Đức, có đống rơm khá cao nhưng chỉ vỏn vẹn mấy chục bao lúa. “Thường thì vụ này sẽ được hơn 2 tấn lúa tươi, nay chưa tới 1 tấn. Do lúa chín sớm nên hạt chưa đầy, kêu bán nhưng thương lái không mua” - ông Do cho biết. Trong khi đó, gần ruộng ông Do, hơn 10 công lúa của ông Lê Văn Yên, thu cũng chỉ khoảng hơn 3 tấn lúa và chất lượng lúa cũng không hơn gì lúa nhà ông Do. Hộ bà Bùi Thị Cẩm, ở xã An Hiệp cho biết, chỉ thu được khoảng 4 tấn lúa, trong khi các năm trước, vụ này 10 công của bà thu phải hơn 6 tấn.

Ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Ba Tri cho biết: Tổng diện tích lúa của huyện hiện nay là 12,3 ngàn héc-ta. Chỉ riêng 2 xã An Hiệp và An Đức tổng cộng gần 150ha lúa bị chín sớm, thiệt hại nặng nề. Các xã còn lại cũng bị ảnh hưởng khoảng 10% diện tích lúa. Các xã ven sông Hàm Luông, ven biển chịu thiệt hại nhiều nhất do cuối nguồn nước, có hộ đã thiệt hại lên đến 90%. Riêng các xã Mỹ Hòa, Mỹ Chánh, Mỹ Nhơn, Tân Mỹ, Mỹ Thạnh… ngoài lý do nước mặn sớm, còn do đỉnh triều từ nguồn quá thấp, dòng chảy yếu dẫn đến một lượng nước lớn bị ứ đọng, khiến phèn lên cao, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá nhiều.

Cần thiết thay đổi lịch thời vụ

Lịch thời vụ ở tỉnh Bến Tre thường trễ hơn các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long từ 15 - 30 ngày. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ, nhưng cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro trong canh tác, bởi rất dễ bị tác động của thời tiết làm thiệt hại nặng nề.

Trong điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt Bến Tre lại là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nên lịch thời vụ cũng cần phải có sự thay đổi cho hợp lý hơn. “Riêng Ba Tri, chúng tôi đã thống nhất việc chọn giống lúa sao cho ngắn ngày hơn, xem xét thời điểm xuống giống là vô cùng quan trọng. Chỉ làm 2 vụ đối với một số địa phương dễ bị ảnh hưởng của việc xâm nhập mặn để rút ngắn thời vụ, tránh mùa nước mặn và sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn để tạo nguồn cung hợp lý và hấp dẫn hơn cho các công ty thu mua. Hiện nay, việc vận động bà con thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn” - ông Nguyễn Thanh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Ba Tri chia sẻ.

Do địa hình phân bố diện tích lúa không đều, nhiều cánh đồng nhỏ lẻ, rời rạc nên việc quy hoạch để thực hiện mô hình cánh đồng mẫu sẽ dẫn đến có nhiều vùng ven thành rìa và người dân sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng đến mục đích sử dụng đất từng địa phương.

“Một vài xã như Tân Thanh, Hưng Nhượng, Bình Thành, huyện Giồng Trôm có diện tích lúa dọc tuyến tránh lộ 885 xuống Ba Tri, chúng tôi đang vận động bà con không nên trồng lúa nữa bởi hàng năm đều bị phèn, mặn gây thiệt hại, do lượng nước bị tù đọng mà không thể xả kịp” - ông Lê Văn Cảnh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Giồng Trôm nêu giải pháp đối với địa phương này.

Bà Phan Thị Thu Sương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, việc thay đổi lịch thời vụ ở một vài địa phương dễ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn là cần thiết. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp cũng đang không ngừng tìm giống mới để thay thế một số giống đã già cỗi nhằm phục vụ tốt hơn cho thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc hoàn chỉnh hệ thống đê bao là việc quan trọng nhất và là giải pháp căn cơ nhất để tránh thiệt hại cho mùa màng.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Cấp Cơ Sở Giải Pháp Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Cấp Cơ Sở

Tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước năm 2011, Phú Thọ là một trong 3 tỉnh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch cấp xã. Nhằm kiểm tra công tác xây dựng NTM tại địa phương này, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Cao Đức Phát, Phó Ban chỉ đạo Trung Ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có buổi dự và trao đổi với Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Thương Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ về xây dựng NTM ở cơ sở.

08/03/2012
Đem Màu Xanh Cho Biên Giới Bình Yên Đem Màu Xanh Cho Biên Giới Bình Yên

Từ đầu năm 2010 đến nay, Đoàn KT-QP 345 đã hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất cho 1.570 lượt người dân địa phương; phối hợp với Phòng kinh tế huyện Bát Xát mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm cho 385 người dân về kỹ thuật trồng cây cao su, dứa, chuối, trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế, rừng biên giới.

29/11/2011
VN Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Mozambique VN Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Mozambique

Theo Vụ Thị trường châu Phi (Bộ Công thương), đoàn công tác của UBND tỉnh Bình Phước và một số DN trong nước đã đến thăm các huyện ở Nampula (Mozambique) gồm Mogovolas, Ribaue và Meconta.

09/03/2012
Những Hình Ảnh Quặn Lòng Nơi 'Rốn Lũ' Những Hình Ảnh Quặn Lòng Nơi 'Rốn Lũ'

Nhà ngập, nước lùa thốc tháo qua từng căn nhà tranh, những căn lều dựng tạm bên đường, những bữa cơm đói no, trẻ con lem luốc đùa nghịch trong nước….là những hình ảnh khắc hoạ rõ nét về nỗi cơ cực của người dân vùng lũ ở Đồng Tháp

09/10/2011
Thí Điểm Nuôi Cá Lồng Bè Ở Hồ Thủy Điện Sông Tranh 2 Ở Quảng Nam Thí Điểm Nuôi Cá Lồng Bè Ở Hồ Thủy Điện Sông Tranh 2 Ở Quảng Nam

Ngày 24-5, ông Đặng Phong, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết UBND tỉnh Quảng Nam đã cho phép thí điểm mô hình nuôi cá bằng lồng bè ở hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện này.

27/05/2012