Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre Trồng Bưởi Da Xanh Gốc Ghép Đạt Kết Quả Khả Quan

Bến Tre Trồng Bưởi Da Xanh Gốc Ghép Đạt Kết Quả Khả Quan
Ngày đăng: 29/08/2014

Hộ anh Trần Văn Thông ở ấp Tân Ngãi, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) được chọn trồng thí điểm 40 cây bưởi gốc ghép chịu phèn, mặn. Đến nay, cây sinh trưởng tốt, chất lượng trái được đánh giá cao.

Năm 1999, Viện Cây ăn quả miền Nam tiến hành thực nghiệm trồng bưởi da xanh gốc ghép chịu phèn, mặn trên vùng đất xã Tân Trung - một địa phương có 4 tháng/năm chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Đến nay, dù Viện chưa có kết luận về hiệu quả và có nên nhân rộng hay không nhưng vườn bưởi trồng thực nghiệm cây trái sum suê, xanh tốt, có chất lượng, được thương lái thu mua đánh giá khá cao. Người dân trong vùng cũng bắt đầu trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa.

Hộ anh Trần Văn Thông ở ấp Tân Ngãi được chọn trồng thí điểm trên phần đất có diện tích 1.000m2, với 40 cây bưởi gốc ghép chịu phèn, mặn (giống bưởi do Viện Cây ăn quả miền Nam cung cấp, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, tiền công lên bờ).

Theo anh Thông, ở giai đoạn sinh trưởng, cây bưởi rất tươi tốt, cành lá xanh tươi, không một cây nào bị vàng đọt - một biểu hiện của cây bị nhiễm phèn, mặn. Đến năm thứ 3, bưởi ra hoa và kết trái, Viện cũng có xuống lấy mẫu (trái) về phân tích.

Người dân ở địa phương đánh giá chất lượng trái khá cao: màu đẹp, ngọt thanh, tróc vỏ, kích thước trái đồng đều, trọng lượng cân nặng hơn 1,4kg (bưởi loại I). Sản lượng bưởi tăng dần, sang năm thứ 4, anh Thông thu hoạch hơn 1 tấn trái, giá bán lúc bấy giờ là 23 ngàn đồng/kg (loại I). Nước tháng 9, tháng 10 âm lịch lên cao, ngập cả vườn, anh Thông phải đắp đê, bơm nước để bảo vệ vườn bưởi.

Ngoài ra, anh Thông còn trồng xen thêm 70 gốc ổi không hạt để có thêm thu nhập. “Bưởi và ổi có trái lai rai, thu hoạch liên tục, mỗi đợt hái và cân cho thương lái sau đôi ba tháng tôi mới lấy tiền một lần… được gần 10 triệu đồng” - anh Thông cho biết.

Theo ông Huỳnh Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Tân Trung, trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của địa phương, xã đã xác định được lợi thế của xã là hai cây (cây dừa xen bưởi da xanh), hai con (heo và bò).

Từ mô hình trồng thí điểm của hộ anh Thông, nhiều bà con ở các ấp nằm trong vùng đất bị nhiễm phèn, mặn cũng mạnh dạn đầu tư trồng xen bưởi trong vườn dừa.

Diện tích bưởi da xanh xen trong vườn dừa của xã hiện có hơn 8ha đang cho trái. Nếu hệ thống cống đập Cái Quao được triển khai thực hiện thì vùng đất Tân Trung và các xã lân cận sẽ trở nên màu mỡ, người dân có nhiều cơ hội để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tập huấn nuôi ngan Tập huấn nuôi ngan

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi ngan cho 100 hộ nông dân ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương.

03/10/2015
Hiệu quả mô hình chứng nhận GAP Hiệu quả mô hình chứng nhận GAP

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức tọa đàm “Hiệu quả các mô hình chứng nhận GAP” với hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân tham dự.

03/10/2015
Nguy cơ xóa sổ làng hoa đất Cảng Nguy cơ xóa sổ làng hoa đất Cảng

Làng Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng) vốn nổi tiếng khắp miền Bắc với nghề trồng hoa.

03/10/2015
Nuôi gia cầm hết ô nhiễm Nuôi gia cầm hết ô nhiễm

Từ khi tỉnh Bình Định triển khai dự án "Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp", các hộ chăn nuôi đã biết sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, giải quyết được vấn đề môi trường.

03/10/2015
SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất hương lúa thỏa lòng SV 181 Chất lượng cao, siêu năng suất hương lúa thỏa lòng

Các giống đang gieo cấy bây giờ hiếm có giống nào so được với SV 181 về độ mềm, thơm ngon của hạt cơm./ Lúa chất lượng SV181

03/10/2015