Bến Tre Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi An Toàn

Theo ông Nguyễn Văn Bé - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Bến Tre, toàn tỉnh Bến Tre có trên 5 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà chiếm gần 4 triệu con.
Xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) và Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã xây dựng 2 tổ hợp tác chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi trong tổ chỉ được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, chưa giải quyết được đầu ra, phải tự tìm thương lái để tiêu thụ sản phẩm.
Cũng theo ông Bé, khó khăn hiện nay vẫn là phần lớn hộ chăn nuôi qui mô nhỏ lẻ, chất lượng con giống chưa ổn định, còn xảy ra dịch bệnh, chi phí đầu vào liên tục tăng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, vấn đề kiểm soát môi trường còn nhiều bất cập…
Trong thời gian tới, tỉnh cần xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi gia cầm theo quy trình VietGAP. Chăn nuôi theo chuỗi giá trị, gắn kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đồng thời cần ưu tiên và tập trung triển khai thực hiện các giải pháp về giống và khoa học công nghệ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH Việt Nam (Công ty CP TH), thuộc Tập đoàn TH – THMilk, công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2013, xã vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển một số đất trồng mía sang trồng rau rồi thành lập tổ hợp tác (THT) Rau an toàn tại 3 thôn Ninh An, Phước Hưng Nam và Thạch Nham Tây, nhưng quy mô, hiệu quả nhất là vùng rau Ninh An.

Tình hình nắng hạn kéo dài từ giữa năm 2014 đến nay đã gây ảnh hưởng đến năng suất nhiều loại cây trồng của người nông dân trong tỉnh. Mặc dù là loại cây chịu hạn tốt nhưng với người trồng mía trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), địa phương được xem là “thủ phủ” mía của cả tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Hiện, giá hạt quế được các thương lái thu mua tại chỗ là 280.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay (mức giá trung bình những năm trước chỉ đạt 70.000 đồng/kg). Ước tính hết vụ quế này, người trồng quế Nậm Đét có thể thu về 5 tỷ đồng từ bán hạt quế.

Nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thu hoạch hành tím vụ đông xuân được 1.050 ha, năng xuất bình quân trên 10 tấn 1 ha, tổng sản lượng đạt 11.400 tấn. Năm nay thương lái thu mua từ 9.000 đến 20.000 đồng 1 ký tùy theo kích cỡ, chất lượng và màu sắc của củ hành tím.