Bến Tre đưa vào hoạt động một nhà máy chế biến dừa hiện đại

Nhà máy được khởi công xây dựng từ năm 2014 trên khu đất rộng 7,5 ha với tổng vốn đầu tư hơn 20 triệu USD.
Giai đoạn một nhà máy có công suất chế biến 37 triệu lít/năm, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động tại địa phương.
Nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến của châu Âu với quy trình sản xuất hoàn toàn tự động, khép kín, được kiểm soát chặt chẽ; sản phẩm được đóng trong hộp giấy thân thiện với môi trường.
Đây cũng là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ tiệt trùng UHT trực tiếp, nhờ đó sẽ giữ được mùi vị sản phẩm tốt hơn, giống với mùi tự nhiên, mà không cần phải thêm bất kỳ chất bảo quản nào khác.
Nhà máy sẽ mang lại giá trị tăng cao cho cây dừa, góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm từ dừa ở Bến Tre.
Dự kiến, 90% sản lượng nước dừa của nhà máy sẽ được xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, một số nước khu vực châu Á và Bắc Phi…
Được biết, tính đến tháng 10-2015, Betrimex đã ký hợp đồng thu mua dừa của 2.454 hộ dân trồng dừa với diện tích lên đến 2.184 ha.
Đặc biệt, nông dân được hỗ trợ thu mua cao hơn giá thị trường khi giá dừa xuống thấp.
Betrimex cũng tiếp tục hướng đến các giải pháp cụ thể để góp phần tiết giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy tối ưu giá trị của cây dừa thông qua các mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ dừa trái; đồng hành cùng địa phương trong “Hành trình dừa xanh”, xây dựng vườn dừa Organic, công tác an sinh xã hội…
Có thể bạn quan tâm

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.