Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Kết quả xét nghiệm cho thấy, đa số các mẫu nghêu đều đang vào mùa sinh sản. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp từ 80% - 100% ở tất cả các mẫu. Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu cũng rất cao. Đặc biệt, số lượng cao của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus xuất hiện trên các mẫu nghêu - đây là loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cao cho các đối tượng thủy sản.
Theo ông Huỳnh Văn Cung – Quyền Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, các Hợp tác xã có nghêu chết cần san thưa nghêu khi mật độ dày, di dời ra vùng bãi sâu hơn, giảm mật độ nghêu ở các bãi cao, thu hoạch nghêu giống có kích cỡ nhỏ hơn; đồng thời, làm tốt công tác vệ sinh sân bãi, thu gom những con nghêu chết, sắp chết để di chuyển ra khỏi khu vực nuôi nghêu nhằm tránh lây nhiễm sang các cá thể nghêu khác còn sống.
Như tin đã đưa: từ cuối tháng 3 đến nay, tại tỉnh Bến Tre có trên 1.000 ha nghêu bị chết với tỉ lệ từ 10% - 80%; trong đó thiệt hại nặng nhất là Hợp tác xã thủy sản ở huyện Bình Đại, Ba Tri, với tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thủy sản đã phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Cao Phong cùng đại diện cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

Ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Cá tầm Sơn La chia sẻ: “Tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển cá tầm cùng với chúng tôi”.

Người nuôi tôm hùm ở Lý Sơn đang chờ giá lên để bán.

Xuất khẩu sản phẩm cá cơm đang trở thành một nghề chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An).