Bén Duyên Với Con Dế

Vượt qua hơn 20km đường đồi núi, chúng tôi đến thăm gia đình ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng - Hợp Thành - Kỳ Sơn – TP Hoà Bình. Ông là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dế vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông nhận thấy đây là loài côn trùng dễ nuôi, vốn đầu tư ít mà hiệu quả thu về lại cao.
Trong một lần đi lên Hà Nội, được ngồi vào bàn nhậu thưởng thức món dế chiên giòn mà ông nhớ mãi vị ngon của nó. Và cũng từ đó mà niềm đam mê nuôi dế đã bén duyên với ông. Ông đã tìm tòi nghiên cứu về tài liệu liên quan đến dế để tham khảo lấy kinh nghiệm trước khi bắt tay vào nuôi. Không những thế ông còn không quản ngại đường xa tìm đến mô hình nuôi dế ở các xã xa gần. Ông nói: “Mình phải hiểu con vật mình định nuôi thì mới có thành công”.
Qua tìm hiểu ông thấy đây là loài côn trùng có thể xoá đói - giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình. Không ngại khó, ngại khổ, ông đã lặn lội ra tận Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để mua con giống. Ban đầu ông mua khoảng 4-5 thùng, mỗi thùng khoảng 100 – 120 con với giá dế giống mái là 3000 đồng/con, dế trống là 2000 đồng/con. Ông vừa nuôi vừa học tập kinh nghiệm. Đến nay gia đình ông có hơn 50 thùng dế. Dế được nuôi trong các chậu nhựa, thùng xốp với đủ các loại dế khác nhau như: dế bố, dế mẹ, dế hậu bị… Hiện nay nhiều gia đình chọn thùng xốp để nuôi vì chi phí đỡ tốn kém hơn so với chậu nhựa.
Ông Khích cho biết: nuôi dế không mệt chỉ cần chăm chỉ, cần mẫn, tỷ mỉ và hiểu được tập tính sinh hoạt của chúng nên ai cũng có thể nuôi được. Thức ăn của dế rất dơn giản, không cầu kỳ, đó là cám cò, cám ngô, cám gạo và những loại rau củ quả quanh vườn nhà. Đây là thức ăn thô, sẵn có, dễ kiếm đối với người nông dân. Sau khoảng 45-50 ngày là có thể xuất bán dế thương phẩm, ông cũng là người mới nuôi nên mỗi khi có dế bán là những người thân quen của ông lại đặt lấy hết.
Dế hiện trở thành nóm khoái khẩu của rất nhiều người, nó trở thành thương hiệu, như một món đặc sản không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn. Dế được tiêu thụ mạnh ở các nhà hàng, khách sạn với giá từ 250.000-300.000 đồng/kg.
Không chỉ nuôi dế mà ông Khích còn kết hợp nuôi ong để tăng thu nhập cho gia đình. Hơn 50 thùng dế cùng 30 thùng ong của ông không phụ công sức ông chăm sóc đã đem lại thu nhập. Đến nay nhờ mô hình nuôi dế kết hợp nuôi ong ông đã có của ăn của để. Với ý chí của người bộ đội cụ hồ ông đã dám nghĩ, dám làm mạnh dạn đưa mô hình con dế vào nuôi tại gia đình. Tuy nuôi với quy mô nhỏ nhưng bước đầu cho ông thành công, được bà con thôn xóm biết đến và học cách làm theo để thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN - PTNT tỉnh Bình Định, hiện các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 1.560 ha mặt nước, chiếm 71% diện tích hiện có, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, môi trường nuôi bị ô nhiễm, đầu tư chăm sóc chưa đúng mức nên nhiều vùng nuôi tôm đã xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm.

Những ngày này, đến vùng nuôi tôm công nghiệp của xã Giao Phong (Giao Thủy) thấy ai cũng phấn chấn, hồ hởi. Bởi vụ tôm xuân hè năm nay mặc dù gặp khó khăn đầu vụ do dịch bệnh, nhưng nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn được mùa, được giá.

Chiều ngày 7/5 Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do Bộ NN&PTNT chủ trì đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh ở gia cầm và lợn trên địa bàn cả nước.

Thời gian gần đây, các chợ và điểm bán lẻ hoa quả ở TP Hà Tĩnh bày bán loại cam không rõ nguồn gốc với giá rẻ. Theo các chủ hàng thì cam họ bán là cam Vinh (cũng có người nói là cam Hòa Bình). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì rất có thể loại cam này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong thời gian qua, mô hình nuôi cá bống tượng và các loài cá nước ngọt, lợ khác phát triển khá mạnh ở huyện Cái Nước (Cà Mau). Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, người dân nhiều phen khốn đốn vì trúng mùa nhưng không trúng giá.