Bế Mạc Festival Thủy Sản Việt Nam

* Trao bằng khen cho nhà tài trợ kim cương là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Đêm 2/4, chương trình nghệ thuật “Hương sắc của biển” tại quảng trường 1/4 (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã khép lại chuỗi 18 sự kiện tại Festival Thủy sản Việt Nam tại Phú Yên 2014 kéo dài từ 27/3 đến 2/4.
Phát biểu tại đêm bế mạc, ông Trần Quang Nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết: “Festival Thủy sản Việt Nam - Phú Yên là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về nghề khai thác, bảo quản, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương giữa ngư dân các làng biển với các DN thu mua chế biến thuỷ sản, liên kết hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, tôn vinh các giá trị di sản văn hoá miền biển. Qua đây, tỉnh Phú Yên có dịp giới thiệu nét đặc sắc văn hóa biển, con người Phú Yên”.
Dịp này, Ban tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên cũng đã trao tặng bằng khen của Bộ NN-PTNT cho các nhà tài trợ góp phần trong thành công của Festival, trong đó có 2 nhà tài trợ kim cương là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam và Tập đoàn kinh tế Xuân Thành.
Ngoài ra, còn có các nhà tài trợ vàng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; nhà tại trợ bạc: Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Công Nghiệp KCP Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam...
Chương trình nghệ thuật “Hương sắc của biển” tại quảng trường 1/4 (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã khép lại chuỗi 18 sự kiện tại Festival Thủy sản Việt Nam tại Phú Yên 2014.
Có thể bạn quan tâm

Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn

Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?