Be bờ dùng chà bổi để khai thác chình giống

Khi bơi từ biển lên sông, chình con do không thể vượt qua bờ bao quá cao, nên phải đeo bám vào chà bổi chặn phía dưới. Sau đó, người bắt chình chỉ việc dỡ bổi và dùng vợt để bắt chình giống.
Theo người dân, khai thác chình bằng phương pháp này đỡ vất vả hơn so với việc hàng đêm phải ngâm mình dưới nước dùng lưới và đèn pin để xúc chình. Thêm vào đó, chình con được khai thác bằng chà bổi đảm bảo chất lượng hơn so với các hình thức khác.
Hiện nay, chình giống ở huyện Tuy An có giá bán từ 1.400 đến 1.600 đồng/con tùy theo kích cỡ. Mỗi người khai thác chình bằng chà bổi được 80 đến 120 con/ngày, bán cho các hộ đầu tư nuôi chình thương phẩm trong và ngoài tỉnh được 100 đến 160.000 đồng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể đối với nhiều hộ dân ở đây vào thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đạt 130.000 tấn, trị giá gần 830 triệu USD, dự báo xuất khẩu hạt điều và các mặt hàng dầu vỏ hạt điều cùng sản phẩm chế biến sâu trong năm nay sẽ đạt từ 2 - 2,2 tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 300 DN xuất khẩu sản phẩm hạt điều đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Nuôi lươn trong bồn không chiếm nhiều diện tích. Có thể tận dụng trước nhà, sau vườn hay dưới sàn nhà làm bồn nuôi lươn. Chi phí nuôi lươn trong bồn rất thấp. Xã Tân An, thị xã Tân Châu phát triển mạnh mô hình nuôi này với hàng trăm hộ tham gia nuôi, hộ nuôi nhiều nhất từ 6 - 10 bồn, ít nhất cũng 1 - 2 bồn.

Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.

Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.