BDSTAR tăng cường thu mua mì nguyên liệu cho nông dân trước mùa mưa lũ

Để giải quyết hết lượng mì tồn đọng cho nông dân, nhất là thời điểm tỉnh ta chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ, đầu tháng 9 đến nay, mỗi ngày BDSTAR thu mua từ 150 - 170 tấn mì nguyên liệu của nông dân trên địa bàn tỉnh.
Nông dân xã Cát Hiệp (Phù Cát) thu hoạch mì bán cho BDSTAR.
Hiện nay, mì tươi có hàm lượng tinh bột đạt 30%, BDSTAR thu mua với giá 1,95 triệu đồng/tấn; mì có hàm lượng tinh bột đạt 25% giá 1,7 triệu đồng/tấn; mì có hàm lượng tinh bột đạt 20% giá 1,35 triệu đồng/tấn.
So với thời điểm này năm ngoái, giá mì nguyên liệu hiện nay tăng hơn 200 ngàn đồng/tấn.
Theo tính toán, với mức giá mì nguyên liệu như hiện nay, mỗi ha mì, nông dân có lãi từ 16-20 triệu đồng.
Từ nay đến cuối tháng 10, BDSTAR cam kết sẽ thu mua hết lượng mì nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.

Theo Cục Thống kê An Giang, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 41.233 hộ chăn nuôi gia súc, tăng 16,66% so năm 2013. Trong đó, có 29.568 hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS, chiếm tỷ lệ 71,71%, tăng 10,42% so cùng kỳ.

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 18/5, ổ dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã qua 21 ngày không phát sinh thêm dịch mới. Tuy nhiên, tại tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện 1 ổ dịch cúm gia cầm H5N1.

Với đàn gà có số lượng lên đến trên 1.000 con, hiện trang trại của anh Nguyễn Văn Long ở thôn 5, xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là địa chỉ nuôi gà Đông Tảo lớn nhất TP. Pleiku.

Hiện tượng sương muối trùng vào đợt hoa nở khiến ong bị chết do đó không phát triển được đàn ong, giảm sản lượng mật.