Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạoBayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạo

Bayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạoBayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạo
Ngày đăng: 19/10/2015

Diễn đàn được tổ chức bởi Bayer CropScience với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

 

Cắt băng khai mạc diễn đàn

Nội dung chủ đạo của chương trình là thảo luận về mối quan hệ hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo để thấy sự cần thiết của việc khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác.

Năm nay đặt trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á - nơi cây lúa được xem là cây trồng chủ đạo của đa số hộ nông dân nhỏ lẻ - hội nghị bao gồm các bài phát biểu quan trọng và các cuộc thảo luận nhóm xoay quanh một số chủ đề liên quan như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cũng như hiệu quả trong sản xuất lúa bền vững hay việc áp dụng, tiếp cận với công nghệ và cải tiến trong canh tác lúa hoặc hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạo và quan hệ đối tác giữa khối công - tư nhân.

Hiện nay, các nước Đông Nam Á đóng góp 25% vào sản lượng gạo toàn cầu và chiếm 22% trong sản lượng tiêu thụ.

Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo chính của khu vực, chiếm gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Mặt khác, Indonesia và Philippines đang nỗ lực để tự cung ứng đủ gạo và cũng thuộc danh sách những nhà nhập khẩu gạo hàng đầu trong khu vực.

Với những thách thức ngày càng tăng mà ngành nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng đang phải đối mặt, bao gồm đất canh tác bị hạn chế, tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu hụt lao động và các nguồn lực hạn chế, sự tăng trưởng này cần phải được thực hiện một cách bền vững thông qua việc áp dụng các giải pháp và công nghệ cải tiến trong canh tác.

Tiến sĩ Sascha Israel - Giám đốc Bayer CropScience khu vực châu Á - Thái Bình Dương - đề cập:

“Ngành nông nghiệp hiện phải đối mặt với rất nhiều thách thức như đất cach tác bị hạn chế và thiếu hụt tài nguyên, sự thiếu hụt hoặc tăng chi phí lao động, biến động thị trường ngày càng tăng, giới hạn tín dụng cho các hộ nông dân nhỏ lẻ, các vấn đề về kháng bệnh và nhiệm vụ hiện được đặt ra là cần tăng tính bền vững”.

Ông cũng nói rõ thêm: “Điều này có nghĩa là chúng ta cần biết cách canh tác tốt hơn và thu hoạch nhiều hơn từ đồng ruộng hiện có.

Tại Bayer CropScience, chúng tôi đã có những bước dẫn đầu trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khối công - tư nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo và đã bắt đầu thấy các kết quả tích cực từ các dự án đang thực hiện.

Chúng tôi tin tưởng sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của ngành trồng lúa tại Đông Nam Á thông qua việc tiếp nối và củng cố các mối quan hệ đối tác này, đặt trọng tâm tăng cường hỗ trợ ứng dụng công nghệ canh tác cho các hộ nông dân nhỏ lẻ”.

Tiến sĩ Sascha Israel - Giám đốc Bayer CropScience khu vực châu Á Thái Bình Dương - phát biểu khai mạc và trình bày chủ đề "Xây dựng tương lai ngành lúa gạo – Ngay bây giờ"

Các diễn giả trao đổi tại Tọa đàm "Làm cách nào đảm bảo hộ nông dân nhỏ lẻ được tiếp cận ứng dụng công nghệ?"

Tiến sĩ Bruce Tolentino - Phó giám đốc Sở Truyền thông và Quan hệ hợp tác tại IRRI - cho biết: “Đối mặt với những thách thức an ninh lương thực trên toàn cầu, IRRI hỗ trợ các hệ thống quốc gia trong các nước sản xuất lúa gạo, trong đó Việt Nam và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là những đối tác quan trọng của khu vực.

Đồng thời, chúng tôi cũng phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và tổ chức phi lợi nhuận, các công ty tư nhân, trong đó có Bayer, để cải thiện năng suất canh tác lúa bằng cách mở rộng việc sử dụng đa dạng các nguồn gene nhằm cải thiện mùa vụ, quản lý côn trùng và dịch bệnh trên lúa, sản xuất lúa bền vững hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận, cùng với việc bồi dưỡng năng lực cho các nhà khoa học trẻ làm việc trong lĩnh vực lúa gạo”.

Một ví dụ điển hình, Bayer CropScience hợp tác lâu dài với IRRI để mở rộng cơ sở dữ liệu về cây lúa, thúc đẩy lai tạo các loại giống lúa mới cho năng suất cao, đồng thời giúp nông dân và các cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo có điều kiện tiếp cận với nhiều lợi ích của lúa lai.

Được biết, mới đây, Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam của Bayer CropScience đã được mở rộng với những kết quả tích cực: Nông dân tham gia dự án đạt kết quả lợi nhuận tăng đến 40% nhờ tăng năng suất và giảm chi phí đầu vào.

Nối tiếp kết quả tích cực, dự án sẽ tiếp tục mở rộng với quy mô 10.000 ha trong 2 năm kế tiếp.

Bên cạnh đó, dự án sẽ bổ sung thêm 5 khu vực trồng lúa trọng điểm.

Với Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam, Bayer kết nối các đối tác từ các cơ quan chính phủ cũng như chuỗi giá trị lúa gạo, nhằm mang đến cho nông dân trong khu vực một mô hình trồng lúa tiên tiến và bền vững, bao gồm chương trình Bayer Much More Rice, chương trình huấn luyện cùng các dịch vụ tư vấn trực tiếp trên đồng ruộng.

Thông qua việc cung cấp cho người nông dân gói hỗ trợ đầy đủ, Bayer mong muốn trang bị kiến thức cho những nông dân tham dự, giúp gia tăng năng suất và chất lượng lúa thu hoạch, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam với vai trò là quốc gia xuất khẩu lúa gạo chính.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Quảng Lý Chất Lượng Thức Ăn Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quảng Lý Chất Lượng Thức Ăn Nuôi Trồng Thủy Sản

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

10/11/2013
Nuôi Ghép Cá Chép Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Ghép Cá Chép Cho Hiệu Quả Cao

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

10/11/2013
Trên 30 Tỷ Đồng Thực Hiện Dự Án Sản Xuất Lúa – Cá Và Nuôi Cá Theo Hướng VietGAP Trên 30 Tỷ Đồng Thực Hiện Dự Án Sản Xuất Lúa – Cá Và Nuôi Cá Theo Hướng VietGAP

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.

10/11/2013
Tôm Hút Hàng, Tăng Giá Tôm Hút Hàng, Tăng Giá

Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…

10/11/2013
Công Điện Của Thủ Tướng Chỉ Đạo Đối Phó Với Bão HaiYan Công Điện Của Thủ Tướng Chỉ Đạo Đối Phó Với Bão HaiYan

Hôm nay (9/11/2013), Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1850/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đối phó với siêu bão số 14 (HaiYan).

10/11/2013