Bảy tháng Việt Nam nhập trên 9.000 tỷ thuốc trừ sâu và nguyên liệu

Đó là số liệu ước tính tình hình xuất nhập khẩu bảy tháng đầu năm của Bộ Công thương.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải nhập trên 1,2 tỷ USD dược phẩm.
Mặc dù đã có ngành phân bón trong nước khá phát triển với các nhà máy lớn như Cà Mau, Phú Mỹ nhưng thống kê của Bộ Công thương vẫn cho thấy trong bảy tháng qua, nước ta phải nhập tới 2,4 triệu tấn phân bón với tổng trị giá trên 789 triệu USD (khoảng 16 ngàn tỷ đồng).
Bộ Công thương cũng cho biết bảy tháng, Việt Nam nhập tới trên 814 triệu USD giấy các loại (khoảng 17.000 tỷ).
Số liệu nhập khẩu một số ngành cũng cho thấy tình trạng gia công của nền kinh tế khi phải nhập nguyên phụ liệu khá nhiều.
Ví dụ dệt may, bảy tháng Việt Nam nhập tới 5,9 tỷ USD vải - cao hơn tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong một năm; 2,9 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày; bông các loại khoảng 1 tỷ USD...
Đặc biệt, Bộ Công thương cho thấy tình hình nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích, cần kiểm soát nhập vẫn tăng. Như nhập rau quả trong bảy tháng qua đã lên tới 6.000 tỷ, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trên 2.000 tỷ; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh trên 6.000 tỷ đồng ...
Có thể bạn quan tâm

Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.

Ông Bùi Đức Trường ở thôn 2 tâm sự như vậy khi nói về câu chuyện nuôi nai lấy nhung ở đây. Ông Trường cho biết vào thời điểm cận kề dịp Noel như mọi năm, “xứ nai” này thường nhộn nhịp hẳn lên, kẻ mua người bán sôi động hẳn. Còn năm nay trầm lắng chưa từng thấy, hầu hết các hộ nuôi nai đã cắt lứa nhung cuối năm nhưng không bán được vì không có người mua.

Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.

Hiện, ngành chức năng và chính quyền huyện Mường Khương tăng cường các biện pháp phòng trừ, như khoanh vùng, cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng.

Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.