Bảy tháng Việt Nam nhập trên 9.000 tỷ thuốc trừ sâu và nguyên liệu

Đó là số liệu ước tính tình hình xuất nhập khẩu bảy tháng đầu năm của Bộ Công thương.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải nhập trên 1,2 tỷ USD dược phẩm.
Mặc dù đã có ngành phân bón trong nước khá phát triển với các nhà máy lớn như Cà Mau, Phú Mỹ nhưng thống kê của Bộ Công thương vẫn cho thấy trong bảy tháng qua, nước ta phải nhập tới 2,4 triệu tấn phân bón với tổng trị giá trên 789 triệu USD (khoảng 16 ngàn tỷ đồng).
Bộ Công thương cũng cho biết bảy tháng, Việt Nam nhập tới trên 814 triệu USD giấy các loại (khoảng 17.000 tỷ).
Số liệu nhập khẩu một số ngành cũng cho thấy tình trạng gia công của nền kinh tế khi phải nhập nguyên phụ liệu khá nhiều.
Ví dụ dệt may, bảy tháng Việt Nam nhập tới 5,9 tỷ USD vải - cao hơn tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong một năm; 2,9 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày; bông các loại khoảng 1 tỷ USD...
Đặc biệt, Bộ Công thương cho thấy tình hình nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích, cần kiểm soát nhập vẫn tăng. Như nhập rau quả trong bảy tháng qua đã lên tới 6.000 tỷ, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trên 2.000 tỷ; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh trên 6.000 tỷ đồng ...
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người nuôi cá tra phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt giá cá tra thương phẩm đang sụt giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Để giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Đồng Tháp tích cực tìm những hướng đi cho ngành hàng chủ lực.

Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù được xem là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, nhưng nghề làm cá cơm ở làng chài Mũi Né (TP Phan Thiết) đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự vất vả của nghề, đầu ra thì bấp bênh, thiếu vốn đầu tư và nguồn lợi thủy sản đang ngày dần cạn kiệt. Làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu không có biện pháp kịp thời.

Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.

QI/2015 XK cá ngừ của Việt Nam giảm mạnh phần lớn do giá thế giới xuống thấp cộng với nhu cầu thị trường yếu. Sang đến QII, XK sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.