Bầu Đức Chi 6.000 Tỷ Đồng Chăn Nuôi Bò

"Sữa, thịt bò tại Việt Nam sẽ được lập lại trật tự. Chúng tôi có đủ lực để quyết định giá và tôi tin mức này là thấp hơn thị trường", bầu Đức khẳng định.
3 doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai, Vissan và Nutifood đã ký kết hợp tác sản xuất bò thịt, bò sữa vào chiều nay (9/6), với tổng vốn đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, khoảng 6.000 tỷ đồng sẽ đầu tư cho phát triển đàn bò, phần còn lại cho nhà máy chế biến bò sữa và bò thịt.
HAGL bỏ ra 50% vốn, số còn lại thuộc về Vissan và Nutifood. Giai đoạn 1, HAGL sẽ phát triển 236.000 con bò. Theo bầu Đức, giống bò thịt sẽ được HAGL nhập về từ Thái Lan và Úc, còn bò sữa sẽ nhập từ Mỹ và New Zealand.
Bầu Đức chi 6.000 tỷ đồng chăn nuôi bò
Ngày 16/6 tới, lứa bò thịt đầu tiên từ Thái Lan sẽ về Việt Nam. Đây là lứa bò đã 17 đến 18 tháng tuổi, về trang trại HAGL ở Gia Lai nuôi thêm 7 đến 8 tháng nữa. Khoảng đầu năm 2015, bò thịt HAGL cung ứng cho Vissan sẽ có mặt trên thị trường.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT công ty NutiFood cho biết, đơn vị này sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% tại Gia Lai sử dụng nguyên liệu là sữa tươi của trang trại bò sữa HAGL. Công suất giai đoạn 1 khoảng 290 triệu lít sữa/năm và sẽ nâng lên 500 triệu lít vào các năm tiếp theo. Dự kiến đầu năm 2016, sản phẩm sữa từ nhà máy này sẽ cung ứng ra thị trường. Cũng theo ông Trần Thanh Hải, chi phí đầu vào giảm bao nhiêu, sản phẩm đầu ra sẽ giảm tương ứng bấy nhiêu.
HAGL hiện có trong tay quỹ đất lên tới hơn 100.000 ha tại ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar, rất thuận lợi để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn đang sản xuất 5.000 ha bắp, hàng chục ngàn ha cọ dầu, mía nên bầu Đức cho biết, doanh nghiệp có thể phát triển đàn bò lên tới 300.000 con chứ không dừng ở con số trên 200.000.
“Cái khó nhất là giá bất động sản nhưng HAGL đã từng có vai trò quyết định trong việc định giá suốt thời gian dài. Tôi cam đoan thịt bò và sữa chúng tôi đủ lực để quyết định giá, lập lại mặt bằng giá, và chắc chắn mức giá của HAGL rất cạnh tranh”, bầu Đức khẳng định .
Bầu Đức, cũng cho rằng, việc ký kết giữa 3 đơn vị là sự kiện rất quan trọng, đây sẽ là một liên minh mạnh, là tiền đề rất quan trọng thể hiện cột mốc trong quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, người nuôi cá và các ngành chức năng đang bối rối khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố phán quyết cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8) đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-2010 đến 31-7-2011. Theo đó, mức thuế tăng rất cao khiến cá tra Việt Nam khó có thể xuất khẩu được vào thị trường Mỹ.

Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón - đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.