Bầu Đức Chi 6.000 Tỷ Đồng Chăn Nuôi Bò

"Sữa, thịt bò tại Việt Nam sẽ được lập lại trật tự. Chúng tôi có đủ lực để quyết định giá và tôi tin mức này là thấp hơn thị trường", bầu Đức khẳng định.
3 doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai, Vissan và Nutifood đã ký kết hợp tác sản xuất bò thịt, bò sữa vào chiều nay (9/6), với tổng vốn đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, khoảng 6.000 tỷ đồng sẽ đầu tư cho phát triển đàn bò, phần còn lại cho nhà máy chế biến bò sữa và bò thịt.
HAGL bỏ ra 50% vốn, số còn lại thuộc về Vissan và Nutifood. Giai đoạn 1, HAGL sẽ phát triển 236.000 con bò. Theo bầu Đức, giống bò thịt sẽ được HAGL nhập về từ Thái Lan và Úc, còn bò sữa sẽ nhập từ Mỹ và New Zealand.
Bầu Đức chi 6.000 tỷ đồng chăn nuôi bò
Ngày 16/6 tới, lứa bò thịt đầu tiên từ Thái Lan sẽ về Việt Nam. Đây là lứa bò đã 17 đến 18 tháng tuổi, về trang trại HAGL ở Gia Lai nuôi thêm 7 đến 8 tháng nữa. Khoảng đầu năm 2015, bò thịt HAGL cung ứng cho Vissan sẽ có mặt trên thị trường.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT công ty NutiFood cho biết, đơn vị này sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% tại Gia Lai sử dụng nguyên liệu là sữa tươi của trang trại bò sữa HAGL. Công suất giai đoạn 1 khoảng 290 triệu lít sữa/năm và sẽ nâng lên 500 triệu lít vào các năm tiếp theo. Dự kiến đầu năm 2016, sản phẩm sữa từ nhà máy này sẽ cung ứng ra thị trường. Cũng theo ông Trần Thanh Hải, chi phí đầu vào giảm bao nhiêu, sản phẩm đầu ra sẽ giảm tương ứng bấy nhiêu.
HAGL hiện có trong tay quỹ đất lên tới hơn 100.000 ha tại ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar, rất thuận lợi để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn đang sản xuất 5.000 ha bắp, hàng chục ngàn ha cọ dầu, mía nên bầu Đức cho biết, doanh nghiệp có thể phát triển đàn bò lên tới 300.000 con chứ không dừng ở con số trên 200.000.
“Cái khó nhất là giá bất động sản nhưng HAGL đã từng có vai trò quyết định trong việc định giá suốt thời gian dài. Tôi cam đoan thịt bò và sữa chúng tôi đủ lực để quyết định giá, lập lại mặt bằng giá, và chắc chắn mức giá của HAGL rất cạnh tranh”, bầu Đức khẳng định .
Bầu Đức, cũng cho rằng, việc ký kết giữa 3 đơn vị là sự kiện rất quan trọng, đây sẽ là một liên minh mạnh, là tiền đề rất quan trọng thể hiện cột mốc trong quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hồng Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu) cho biết sau những cơn mưa vừa qua, chỉ riêng ấp Phước Bình 1 đã có khoảng 85 ha mì sắp đến ngày thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.

Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…

Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.