Bầu Đức Chi 6.000 Tỷ Đồng Chăn Nuôi Bò

"Sữa, thịt bò tại Việt Nam sẽ được lập lại trật tự. Chúng tôi có đủ lực để quyết định giá và tôi tin mức này là thấp hơn thị trường", bầu Đức khẳng định.
3 doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai, Vissan và Nutifood đã ký kết hợp tác sản xuất bò thịt, bò sữa vào chiều nay (9/6), với tổng vốn đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, khoảng 6.000 tỷ đồng sẽ đầu tư cho phát triển đàn bò, phần còn lại cho nhà máy chế biến bò sữa và bò thịt.
HAGL bỏ ra 50% vốn, số còn lại thuộc về Vissan và Nutifood. Giai đoạn 1, HAGL sẽ phát triển 236.000 con bò. Theo bầu Đức, giống bò thịt sẽ được HAGL nhập về từ Thái Lan và Úc, còn bò sữa sẽ nhập từ Mỹ và New Zealand.
Bầu Đức chi 6.000 tỷ đồng chăn nuôi bò
Ngày 16/6 tới, lứa bò thịt đầu tiên từ Thái Lan sẽ về Việt Nam. Đây là lứa bò đã 17 đến 18 tháng tuổi, về trang trại HAGL ở Gia Lai nuôi thêm 7 đến 8 tháng nữa. Khoảng đầu năm 2015, bò thịt HAGL cung ứng cho Vissan sẽ có mặt trên thị trường.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT công ty NutiFood cho biết, đơn vị này sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% tại Gia Lai sử dụng nguyên liệu là sữa tươi của trang trại bò sữa HAGL. Công suất giai đoạn 1 khoảng 290 triệu lít sữa/năm và sẽ nâng lên 500 triệu lít vào các năm tiếp theo. Dự kiến đầu năm 2016, sản phẩm sữa từ nhà máy này sẽ cung ứng ra thị trường. Cũng theo ông Trần Thanh Hải, chi phí đầu vào giảm bao nhiêu, sản phẩm đầu ra sẽ giảm tương ứng bấy nhiêu.
HAGL hiện có trong tay quỹ đất lên tới hơn 100.000 ha tại ba nước Việt Nam, Lào và Myanmar, rất thuận lợi để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn đang sản xuất 5.000 ha bắp, hàng chục ngàn ha cọ dầu, mía nên bầu Đức cho biết, doanh nghiệp có thể phát triển đàn bò lên tới 300.000 con chứ không dừng ở con số trên 200.000.
“Cái khó nhất là giá bất động sản nhưng HAGL đã từng có vai trò quyết định trong việc định giá suốt thời gian dài. Tôi cam đoan thịt bò và sữa chúng tôi đủ lực để quyết định giá, lập lại mặt bằng giá, và chắc chắn mức giá của HAGL rất cạnh tranh”, bầu Đức khẳng định .
Bầu Đức, cũng cho rằng, việc ký kết giữa 3 đơn vị là sự kiện rất quan trọng, đây sẽ là một liên minh mạnh, là tiền đề rất quan trọng thể hiện cột mốc trong quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).

Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.