Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Là một nông dân chất phác, dám nghĩ dám làm, anh Hồng đã biến vùng đất hoang thành một vườn bầu bí xanh tươi và cho năng suất cao. Lúc đầu anh chỉ trồng thử 4 sào thấy hiệu quả, nên anh Hồng đã mạnh dạn mướn thêm đất mở rộng diện tích cây này. Theo anh Hồng, chi phí cho 1 hécta bầu bí là 30 triệu đồng gồm mua lưới, cây làm giàn và sẽ sử dụng được trong 4 năm. Mỗi năm anh Hồng làm hai vụ bầu bí. Thời gian thu hoạch kéo dài trong ba tháng.
Anh Hồng đang trồng giống bầu 333 và giống bí VR68, hiện nay vườn bầu bí của anh đang bước vào thu hoạch ước năng suất đạt 50 tấn/hécta. Giá bán dao động từ 3.500 - 3.700 đồng/kg và được thương lái đến mua tại vườn đem đi bán ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở miền Trung.
Thấy hiệu quả từ trồng bầu bí, hiện nay anh Hồng đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động để giảm chi phí, công lao động và tăng thu nhập. Tuy nhiên theo anh Hồng, cây bầu bí cũng "nhạy cảm" với thời tiết như sương mù vào buổi sáng nếu không chăm sóc kỹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng đậu trái, làm giảm năng suất. Đồng thời, cây bầu bí dễ bị một số sâu bệnh trên cây như thán thư, sương mai và phải sử dụng thuốc sinh học để xử lý.
Hiện nay, anh Hồng còn hợp đồng trồng thử nghiệm 1 hécta đậu cô-ve làm giống với Công ty phát triển đầu tư nhiệt đới ở TP. Hồ Chí Minh. Diện tích đậu này được công ty bao trọn gói nếu chăm sóc đạt 3 tấn/hécta thì sau khi trừ chi phí anh còn lãi 50 triệu đồng/hécta. Đặc biệt, anh Hồng đang theo học lớp trung cấp nông nghiệp để có thêm kiến thức áp dụng vào công tác chăm sóc vườn rau ăn quả theo hướng sạch, an toàn.
Ông Lê Văn Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Cát, cho biết: "Anh Nguyễn Thanh Hồng là một hội viên nông dân dám nghĩ dám làm, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật đưa vào mô hình trồng rau ăn quả đạt hiệu quả. Với trên 1 hécta trồng bầu bí, hàng năm gia đình anh thu nhập trên 80 triệu. Hội Nông dân xã đang phổ biến cho bà con nông dân học tập kinh nghiệm từ mô hình làm ăn rất hiệu quả này".
Có thể bạn quan tâm

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Phạm Văn Tâm cho rằng, khoai lang tím Nhật năm nay mất giá hơn năm trước do khó khăn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ông Võ Công Khương, chủ một gia trại chuyên nuôi gà lấy trứng ở thôn Vinh Thạnh 1, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), nhớ lại: “Những năm trước đây, thị trường tiêu thụ gia cầm dẫu có biến động xấu cũng chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng là bình ổn trở lại.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, sau khi nhận được thông báo từ phía Mỹ cho phép NK vải và nhãn từ Việt Nam từ tháng 9/2014, Sở NN-PTNT Bắc Giang đã chủ động liên hệ với Cục BVTV nhằm phối hợp triển khai những công việc nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Mỹ, mục tiêu là có lô hàng vải thiều XK sang Mỹ trong vụ vải 2015.

Anh Cương cho hay, trước khi đến với nuôi thỏ, anh làm đủ nghề để sống nhưng vẫn không khá lên được. Trong một lần tình cờ anh lên mạng tìm hiểu, thấy mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh quyết chí làm theo mô hình này với mong ước làm giàu.

Hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đã vào vụ mía mới (2014-2015). Tuy nhiên lượng đường sản xuất ra đang báo động tồn kho tăng dần, do gặp cạnh tranh giá dữ dội với đường Thái Lan nhập lậu. Các nhà máy đường bán sỉ 12.500 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán ra vì giá đường nhập lậu về tới Cần Thơ bán 11.500 đồng/kg.