Bát Xát Mở Rộng Diện Tích Cây Đương Quy Lên 150 Ha

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát (Lào Cai), năm 2014, huyện xây dựng kế hoạch phát triển 150 ha cây đương quy.
Trong đó, xã Y Tý trồng 30 ha, Nậm Pung 46 ha, A Mú Sung 6 ha và một số diện tích ở Bản Xèo và xã Pa Cheo. Hiện, người dân tại các xã đã gieo giống cây và chuẩn bị đóng bầu.
Đương quy là loài thảo mộc, dễ trồng, phù hợp với khí hậu vùng cao. Rễ cây được sử dụng trong các bài thuốc quý chữa bệnh đau đầu, suy nhược cơ thể, bổ huyết và chế biến cùng một số món ăn tăng dinh dưỡng.
Năm 2013, diện tích phát triển cây đương quy tại Bát Xát là 0,7 ha, cây đương quy trên địa bàn được đánh giá cho năng suất cao, mang lại nguồn thu nhập khoảng 120 triệu đồng/ha.
Công ty Tân Phát Green đảm nhận bao tiêu sản phẩm cho người dân Bát Xát với giá mua 60 nghìn đồng/kg đương quy tươi và 120 nghìn đồng/kg đương quy khô.
Có thể bạn quan tâm

Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Hiện chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam vì gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Chuyển động sau khi TPP được công bố, VN phải thay đổi từ khâu chọn giống, sản xuất cho đến việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo..

Gạo Việt dường như biến mất trên thị trường thế giới vì không có thương hiệu và bị các nước nhập khẩu “thay tên, đổi chủ”.