Bát Xát (Lào Cai) Thu 6,1 Tỷ Đồng Từ Dưa Chuột

Bát Xát (Lào Cai) đang vào vụ thu hoạch dưa chuột. Dự kiến, vụ dưa này, nông dân Bát Xát thu được trên 6,1 tỷ đồng.
Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.
Diện tích dưa chuột tập trung chủ yếu ở xã Bản Qua, Quang Kim và thị trấn Bát Xát. Các thôn Bản Trung, Bản Trang (xã Bản Qua) có diện tích dưa chuột lớn nhất. Dự kiến, tổng sản lượng dưa chuột trên địa bàn huyện đạt khoảng 1.223 tấn; tổng giá trị ước đạt trên 6,1 tỷ đồng.
Trên cánh đồng dưa chuột thôn Bản Trung, xã Bản Qua, bà con đang khẩn trương thu hoạch dưa để bán. Anh Nguyễn Văn Phương, một người trồng dưa chuột cho hay: Năm nay, do thời tiết rét đậm, rét hại nên cây dưa chuột phát triển chậm, quả cũng không được to, đều và đẹp như năm ngoái. Thời điểm đầu mùa, giá bán lẻ dưa chuột loại A là 20.000 đồng/kg.
Hiện nay đã vào giữa vụ thu hoạch dưa, giá bán đổ cho thương lái tại ruộng là 8.000 đồng/kg. Giá bán lẻ dưa loại A trung bình là 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến cuối vụ, giá chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. Tuy năm nay không được mùa, nhưng có nhiều nhà cũng thu được 30 - 40 triệu đồng từ bán dưa chuột.
Được biết, trong vụ dưa chuột năm ngoái, huyện Bát Xát trồng được 34ha, năng suất trung bình 360 tạ/ha; tổng sản lượng 1.224 tấn; tổng giá trị đạt gần 9,2 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm thường gặp, bệnh thán thư trên cây tiêu cũng là một đối tượng gây thiệt hại đáng kể.

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết, năm 2016 Trung tâm sẽ xây dựng 19 mô hình khuyến nông - khuyến ngư (đã được UBND tỉnh phê duyệt) nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân.

Ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Nhằm giải quyết đầu ra cho cây mì trên địa bàn huyện, Công ty TNHH Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh đã đầu tư gần 140 tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột mì với công suất chế biến 250 tấn nguyên liệu/ngày tại Cụm Công nghiệp Tà Súc.

Cuối năm nay, tiêu chuẩn VietGAP trong ngành thủy sản sẽ tham gia chương trình Tổ chức Sáng kiến nuôi trồng thủy sản bền vững toàn cầu, một mốc quan trọng để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam được quốc tế công nhận.

Tỉnh ta đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi theo tinh thần Quyết định số 3465/2014 của Bộ NN&PTNT.