Bát Xát (Lào Cai) Thu 6,1 Tỷ Đồng Từ Dưa Chuột

Bát Xát (Lào Cai) đang vào vụ thu hoạch dưa chuột. Dự kiến, vụ dưa này, nông dân Bát Xát thu được trên 6,1 tỷ đồng.
Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.
Diện tích dưa chuột tập trung chủ yếu ở xã Bản Qua, Quang Kim và thị trấn Bát Xát. Các thôn Bản Trung, Bản Trang (xã Bản Qua) có diện tích dưa chuột lớn nhất. Dự kiến, tổng sản lượng dưa chuột trên địa bàn huyện đạt khoảng 1.223 tấn; tổng giá trị ước đạt trên 6,1 tỷ đồng.
Trên cánh đồng dưa chuột thôn Bản Trung, xã Bản Qua, bà con đang khẩn trương thu hoạch dưa để bán. Anh Nguyễn Văn Phương, một người trồng dưa chuột cho hay: Năm nay, do thời tiết rét đậm, rét hại nên cây dưa chuột phát triển chậm, quả cũng không được to, đều và đẹp như năm ngoái. Thời điểm đầu mùa, giá bán lẻ dưa chuột loại A là 20.000 đồng/kg.
Hiện nay đã vào giữa vụ thu hoạch dưa, giá bán đổ cho thương lái tại ruộng là 8.000 đồng/kg. Giá bán lẻ dưa loại A trung bình là 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến cuối vụ, giá chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. Tuy năm nay không được mùa, nhưng có nhiều nhà cũng thu được 30 - 40 triệu đồng từ bán dưa chuột.
Được biết, trong vụ dưa chuột năm ngoái, huyện Bát Xát trồng được 34ha, năng suất trung bình 360 tạ/ha; tổng sản lượng 1.224 tấn; tổng giá trị đạt gần 9,2 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15-4, đại diện Công ty NutiFood cho biết sẽ xây một trại bò sữa kiểu mẫu tại tỉnh Hà Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để nông dân đến tham quan học tập và ứng dụng.

Mật ong hoa nhãn là đặc sản của Hưng Yên, được thị trường ưa chuộng, giá cao hơn so với các loại mật khác từ 30 – 50 nghìn đồng/kg. Việc xây dựng thương hiệu cho mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp loại đặc sản này khẳng định uy tín, chất lượng, thêm cơ hội vươn ra thị trường rộng lớn.

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Hà Xuân Tùng, 64 tuổi, ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) mỗi năm thu lợi trên 140 triệu đồng nhờ nuôi trùn quế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.