Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất Thường Ở Vùng Na

Bất Thường Ở Vùng Na
Ngày đăng: 26/06/2013

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

Mấy ngày nay gia đình anh Khổng Văn Lập, thôn Than Muội xã Quang Lang, huyện Chi Lăng tất bật bên vườn na. Anh đi từng gốc, đếm từng quả, tỉ mẩn quan sát để đánh giá tỉ lệ đậu cũng như sự phát triển của quả. Anh Lập bộc bạch: năm nay vất vả, gia đình có gần 600 gốc na thì chẳng hiểu sao có tới hơn trăm gốc không có hoa.

Trong nhiều năm trở lại đây, người dân vùng na đã sử dụng biện thụ phấn hoa nhân tạo, giúp quả na to, đẹp và quản lý được số lượng quả trên mỗi cây, nhưng như lời anh Lập: cây không có hoa thì lấy gì mà “chấm”. Năm trước gia đình thu hoạch được hơn 5 tấn quả, nhưng năm nay có lẽ sản lượng sẽ giảm một phần.

Hiện tượng trên không chỉ xảy ra đối với vườn na của anh Lập mà xuất hiện tương đối phổ biến ở các vườn khác. Ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Lăng cho biết: qua nắm tình hình, toàn xã có 3 thôn xảy ra hiện tượng na không ra hoa là Đồng Đĩnh, Làng Ngũa và Làng Đồn. Nếu so với tổng số 500 ha na của toàn xã, thì tỷ lệ chưa phải là nhiều, tuy nhiên dấu hiệu bất thường đã khiến không ít người dân lo lắng.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Chi Lăng, ngoài Quang Lang, Chi Lăng, thì ở một số địa phương khác trong vùng quy hoạch na của huyện cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Để khắc phục tình trạng này, nhân dân địa phương đã áp dụng kỹ thuật tuốt lá để na ra hoa đợt hai và tiến hành thụ phấn lại. Nói về kỹ thuật này thì từ vài vụ trước ở xã Chi Lăng có có hộ gia đình áp dụng.

Thực chất thời điểm đó nhà nông muốn kéo dài thêm thời vụ của na và để tạo ra nhiều đợt quả chín gối lứa nhau, người ta ngắt hoa đợt một , sau đó tuốt lá để ra hoa đợt hai và tiến hành thụ phấn. Biện pháp này tỏ ra khá hiệu quả, thực tế đã chứng minh theo cách này tỷ lệ đậu quả vẫn cao, trong khi đó sẽ kéo dài thời vụ thu hoạch na được khoảng 1 tháng. Tuy nhiên những năm trước là nông dân áp dụng biện pháp một cách chủ động và chỉ làm trên một số diện tích nhất định, còn năm nay là bị động.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi áp dụng biện pháp tuốt lá, những diện tích không có hoa đã bắt đầu có trở lại và tỷ lệ đậu quả sau khi thụ phấn cũng tương đối cao. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình, nông dân Chi Lăng nhận định năng suất năm nay sẽ có phần sụt giảm, còn chất lượng quả thì chưa thể biết trước. Có điều chắc chắn là diện tích thụ phấn hoa đợt hai nhiều hơn, thì thời vụ thu hoạch na năm nay sẽ kéo dài hơn.

Và người trồng na hy vọng điều này có thể sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn để bù lại sự sụt giảm về sản lượng. Theo lãnh đạo UBND xã Chi Lăng, hiện nay chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân bám sát vườn, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của quả na và thông tin ngay nếu có hiện tượng bất thường xảy ra.

Đồng thời cán bộ xã và một số nông dân có kinh nghiệm trồng na cũng đang tích cực tìm hiểu, phân tích để có thể đưa ra những nhận định ban đầu về hiện tượng bất thường trong năm nay. Tuy nhiên điều này là rất khó khăn, bởi hầu hết chỉ có thể nhận định cảm tính theo kinh nghiệm chứ khó có thể lý giải bằng khoa học theo chuyên môn.

Na dai Chi Lăng từ lâu đã trở thành một trong những loại trái cây đặc sản của Lạng Sơn, được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng. Tháng 9/2011 loại cây này đã được trao quyền quản lý nhãn hiệu. Hiện nay, diện tích của toàn vùng na Chi Lăng đã tăng lên đến 1.300ha, doanh thu mỗi năm từ cây na của toàn huyện lên đến vài chục tỷ đồng.

Chính vì vậy, mỗi bất thường ảnh hưởng đến vùng na sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế rất lớn. Tại sao lại xảy ra hiện tượng bất thường này? Câu hỏi đau đáu ở vùng na xin dành cho các cơ quan hữu trách.


Có thể bạn quan tâm

“Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay “Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay

Khi kênh Trà Sư mùa cạn nước, người dân trong xóm lại thấy anh Mạnh tay cầm chiếc can nhựa chạy xe gắn máy rảo khắp kênh, rạch để bắt lịch. Lớn lên tại vùng quê nghèo, cái nghề này đã gắn chặt với anh Mạnh từ nhỏ. Anh kể, ngày trước, cá và tôm ở kênh Tha La, Trà Sư nhiều vô kể.

12/02/2015
Sản Lượng Thủy Sản Trong Tháng 1 Giảm Sản Lượng Thủy Sản Trong Tháng 1 Giảm

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 1/2015 đạt 48.096 tấn, bằng 7,43% kế hoạch, giảm 0,7% so cùng kỳ, trong đó, sản lượng khai thác 38.224 tấn, đạt 8,27% kế hoạch và tăng 1,59% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 9.872 tấn, đạt 5,33% kế hoạch, giảm 8,6% so cùng kỳ.

12/02/2015
Xuất Cấp Vắc Xin, Hóa Chất Sát Trùng Cho 2 Tỉnh Xuất Cấp Vắc Xin, Hóa Chất Sát Trùng Cho 2 Tỉnh

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 25.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; 250.000 liều vắc xin dịch tả lợn; 10 tấn Sodium Chlorite 20%; 50.000 liều vắc xin LMLM type 0 và 20 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Phú Yên và Bình Định phòng, chống dịch bệnh.

12/02/2015
Nhật Muốn Chuyển Giao Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Trứng Cho Thành Phố Hồ Chí Minh Nhật Muốn Chuyển Giao Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Trứng Cho Thành Phố Hồ Chí Minh

Ông Shuntaro Ise, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ISE Food, cho biết Tập đoàn ISE Food tại Nhật đã hình thành được hơn 100 năm qua và hiện là tập đoàn có lượng gà đẻ trứng lớn nhất thế giới. Chỉ riêng tại Nhật, ISE Food có các trang trại với khoảng 120 triệu con gà đẻ trứng, và ở Mỹ có trang trại được thành lập vào năm 1980 với 12 triệu con gà đẻ trứng.

12/02/2015
Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Không thể không lo lắng khi mà ngay trước thời điểm Tết gõ cửa, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Theo đó, dịch cúm A/H5N1 đã được phát hiện trên cả đàn gà và vịt nuôi tại một hộ chăn nuôi ở xã Khánh Hội, huyện U Minh làm 260 con gia cầm bị chết.

12/02/2015