Bắt quả tang một cơ sở dùng hóa chất ép chín sầu riêng

PC49 Công an tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiêu hủy sầu riêng nhúng hóa chất của cơ sở Rồng Hoa Thái - một trong ba cơ sở bị xử phạt
Hiện cơ sở này đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, toàn bộ tang vật bị tịch thu để tiêu hủy.
Trước đó, khoảng 19g ngày 17-9, PC49 bất ngờ kiểm tra cơ sở mua bán trái cây Lan Tươi (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk - do bà Nguyễn Thị Lan, 38 tuổi, làm chủ) và phát hiện cơ sở này đang sử dụng hóa chất ép chín sầu riêng.
Tại hiện trường, PC49 yêu cầu hai nam công nhân dừng ngay hành vi nhúng trái sầu riêng vào thùng hóa chất màu vàng và tiến hành lập biên bản. Bước đầu bà Lan thừa nhận sử dụng bột nghệ và phân bón lá - hóa chất để ép chín trái cây.
Đây là cơ sở thứ tư sử dụng hóa chất ép chín trái cây bị phát hiện trong tháng 9-2015.
PC49 đã lập biên bản hành vi vi phạm hành chính với chủ cơ sở và thu giữ 309kg trái sầu riêng đã bị nhúng hóa chất và hai chai hóa chất ép chín trái cây loại 500ml.
Một cán bộ tham gia bắt quả tang cơ sở ép chín sầu riêng cho biết việc phát hiện và xử lý những cơ sở có hành vi nhúng hóa chất trái sầu riêng này rất khó khăn.
Phần lớn các cơ sở này toàn thực hiện hành vi vào đêm khuya, ở những vị trí mà các cơ quan chức năng khó tiếp cận. Vì vậy, để có thông tin xử lý các cơ sở vi phạm, cán bộ PC49 thường phải cải trang, mật phục nhiều ngày để bắt quả tang.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, PC49 Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ba cơ sở có hành vi ép chín trái cây bằng hóa chất.
Theo đó, ba cơ sở Huỳnh Mai, Sang Hương (đều ở xã Ea Kênh) và Rồng Hoa Thái (xã Ea Yông) cùng bị phạt 30 triệu đồng về hành vi sử dụng trái phép hóa chất ngoài danh mục để ép chín trái cây.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu nổi bật, được thế giới biết đến. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang đứng trước những thách thức. Do đó, đến lúc cần xác định những vấn đề trọng tâm để phát triển bền vững “tam nông” theo hướng đầu tư đúng mức và dài hạn.

Bà Phạm Thị Khá ở xóm Yên Phong (Yên Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn thỉnh thoảng vác cuốc ra đồng như một thói quen khó bỏ. Mỗi lần ra, bà lại rên rẩm, than trời về những cánh đồng hoang quê bà cỏ vòi voi, cỏ lồng vực mọc ken dày như lau sậy.

Thời gian qua, dư luận lại nổi sóng khi nhiều tờ báo, thông tin mạng phản ánh lê, táo... NK để nửa năm, thậm chí 9 tháng vẫn không hỏng, đồng thời nghi rằng, chỉ có chất độc bảo quản mới giúp cho hoa quả tươi lâu như thế!

Trong đợt rà soát này, các DN XK tôm đã cố gắng chứng minh nhằm hạ thấp mức thuế suất, kể cả việc thuyết phục DOC nên sử dụng giá trị thay thế của Indonesia thay vì Bangladesh và yêu cầu DOC không thay đổi phương pháp tính toán theo như kết quả sơ bộ sử dụng. Tuy nhiên, sau cùng DOC vẫn theo đuổi cùng phương pháp tính của kết quả sơ bộ nên đã giữ nguyên trong kết quả cuối cùng của kỳ rà soát lần 8 này.

Nói tới rau công nghệ cao, người ta nghĩ ngay tới Đà Lạt - Lâm Đồng. Ít ai ngờ tại xã Bình Sơn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đang hiện diện một trang trại rau thủy canh theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất cho các Cty nước ngoài và hệ thống siêu thị Giant Aeon Nhật Bản, Coopmark, BigC, Maximark, Lottemark ở TP.HCM với giá cao gấp đôi loại rau thường…