Bắt Quả Tang Một Cơ Sở Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.
Tại cơ sở, phát hiện 49kg tôm đã được bơm thành phẩm (trị giá gần 10 triệu đồng) và 200kg tôm chưa bơm. Cơ sở của ông Điền hoạt động không có giấy phép kinh doanh.
Quản lý thị trường đã tịch thu dụng cụ bơm tạp chất gồm máy trộn rau câu, kim tiêm, dụng cụ đựng rau câu. Hiện vụ việc đã được lập biên bản vi phạm đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính vi phạm về kinh doanh không giấy phép và tổ chức đưa tạp chất vào sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản. Theo đội Quản lý thị trường số 4, cơ sở này đã từng bị Cảnh sát kinh tế huyện Long Hồ xử phạt vi phạm tương tự.
Trước đó, vào tháng 1/2014, đội Quản lý thị trường số 5 cũng đã bắt quả tang 26kg tôm càng xanh loại 2 bị bơm thạch rau câu tại cơ sở mua bán tôm của hộ Nguyễn Thị Bé (Ấp 3, xã Hòa Thạnh- Tam Bình).
Có thể bạn quan tâm

Về thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy (Cam Lộ - Quảng Trị), nhắc đến gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn Triển thì hầu như người dân nào cũng trầm trồ khen ngợi.

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều người nuôi tôm ở khắp nơi (từ Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi cho đến Bình Thuận, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...) gọi điện thoại cho tôi hỏi về các vấn đề liên quan đến tôm nuôi.

Nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị tổn thương và rủi ro nhất trước sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Cần làm gì để giảm thiểu những tác động BĐKH?

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ đông, các sở, ban ngành của TP đã chủ động đề ra nhiều giải pháp, trong đó, vấn đề phòng trừ sâu bệnh, dịch hại được đặc biệt lưu tâm.

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.