Bắt quả tang DN trộn chất cấm vàng ô vào thức ăn chăn nuôi

Thông tin trên được ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Bộ NNPTNT) cho biết ngày 12.11.
Theo đó, đoàn công tác gồm Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã bất ngờ tiến hành thanh tra đột xuất vào sáng 12.11.
Phát hiện Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú (trụ sở tại Khu công nghiệp Cẩm Thượng, TP.Hải Dương) có sử dụng chất vàng ô – một chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tại hiện trường xưởng sản xuất, đoàn kiểm tra đã tịch thu và niêm phong 14kg chất vàng ô được doanh nghiệp sử dụng pha trộn vào để sản xuất các loại thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, lập biên bản vi phạm đối với doanh nghiệp và lấy mẫu sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm tra thành phần chất cấm Salbutamol nếu có.
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú.
Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Bộ NNPTNT) cho biết: đây là chất ngoài danh mục, chỉ được phép sử dụng tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, không cho phép tạo màu cho sản xuất thực phẩm.
Cũng theo ông Dũng, chất này đã qua thí nghiệm trên động vật, có thể gây ung thư.
Hiện trường sản xuất TACN của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú.
Đại diện Cục chăn nuôi cũng cho biết, việc sử dụng chất vàng ô trong công nghiệp vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm tạo mầu là hành vi vô đạo đức.
Nếu như trước đây phát hiện các vụ sử dụng chất vàng ô chủ yếu là do các hộ chăn nuôi tự phối trộn thì bây giờ đã bắt được quả tang cả doanh nghiệp cũng chủ động sử dụng chất này.
Theo Thanh tra Bộ NNPTNT, sau khi lập biên bản, sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, tiến hành xử lý vi phạm theo quy định đối với doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thu hồi các sản phẩm trên thị trường và tiêu hủy những sản phẩm này.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, tháng 1.2016, Nhà máy chế biến tinh bột mì Nhiệt Đồng Tâm tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định sẽ đi vào hoạt động. Đây là điều kiện thuận lợi để người trồng mì ở huyện Vĩnh Thạnh bán sản phẩm dễ dàng, có thêm thu nhập.

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, do ảnh hưởng của El Nino làm cho nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm là nguyên nhân gây ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn.

Những năm qua, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã chủ động thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa thông thường sang thâm canh những giống lúa có chất lượng cao (CLC), trong đó có nếp cái hoa vàng. Hiệu quả bước đầu cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường phản hồi tích cực.

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), hiện công ty đã đưa về 8 giống mía từ Viện Nghiên cứu mía đường và đang tiến hành trồng khảo nghiệm tại trại thực nghiệm của Casuco ở huyện Phụng Hiệp và một số hộ dân bên ngoài.

Thới Bình là huyện trọng điểm của Cà Mau về quy hoạch trồng mía, nhưng từ nhiều năm nay, người dân không thể sống với cây mía nên đã "phá rào" chuyển đổi qua nuôi trồng cây con khác. Thực trạng trên đến nay đã đến mức báo động.