Bắt quả tang DN trộn chất cấm vàng ô vào thức ăn chăn nuôi

Thông tin trên được ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Bộ NNPTNT) cho biết ngày 12.11.
Theo đó, đoàn công tác gồm Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã bất ngờ tiến hành thanh tra đột xuất vào sáng 12.11.
Phát hiện Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú (trụ sở tại Khu công nghiệp Cẩm Thượng, TP.Hải Dương) có sử dụng chất vàng ô – một chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tại hiện trường xưởng sản xuất, đoàn kiểm tra đã tịch thu và niêm phong 14kg chất vàng ô được doanh nghiệp sử dụng pha trộn vào để sản xuất các loại thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, lập biên bản vi phạm đối với doanh nghiệp và lấy mẫu sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm tra thành phần chất cấm Salbutamol nếu có.
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú.
Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Bộ NNPTNT) cho biết: đây là chất ngoài danh mục, chỉ được phép sử dụng tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, không cho phép tạo màu cho sản xuất thực phẩm.
Cũng theo ông Dũng, chất này đã qua thí nghiệm trên động vật, có thể gây ung thư.
Hiện trường sản xuất TACN của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú.
Đại diện Cục chăn nuôi cũng cho biết, việc sử dụng chất vàng ô trong công nghiệp vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm tạo mầu là hành vi vô đạo đức.
Nếu như trước đây phát hiện các vụ sử dụng chất vàng ô chủ yếu là do các hộ chăn nuôi tự phối trộn thì bây giờ đã bắt được quả tang cả doanh nghiệp cũng chủ động sử dụng chất này.
Theo Thanh tra Bộ NNPTNT, sau khi lập biên bản, sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, tiến hành xử lý vi phạm theo quy định đối với doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thu hồi các sản phẩm trên thị trường và tiêu hủy những sản phẩm này.
Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ hai ở ĐBSCL. Nhờ có lợi thế về thổ nhưỡng, nằm giữa vùng đất phù sa sông Tiền và sông Hậu nên cây ăn trái ở đây nổi tiếng ngon, mẫu mã đẹp và đa dạng về chủng loại.

Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh và nhiều nông dân thả nuôi liên tục nhiều vụ trong năm. Nguyên nhân là do người nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, trúng giá với lợi nhuận mỗi vụ tới 500-700 triệu đồng/ha.

Khóm Cầu Đúc từng nổi danh một thời, giúp nhiều hộ nông dân ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) ăn nên làm ra, tuy nhiên những năm gần đây do giá khóm không ổn định, đất bạc màu cộng với bệnh chết bụi khá phổ biến, làm cho người trồng khóm ở Hỏa Tiến gặp không ít khó khăn.

Do đặc điểm địa hình, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều vùng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa/năm nhưng năng suất bấp bênh, hay bị ngập úng, dẫn đến người nông dân thường bỏ ruộng.

Những năm gần đây, số lượng chim yến đến với Thanh Hóa ngày càng tăng, đã góp phần tạo ra một nghề mới - nghề nuôi chim yến lấy tổ của người dân ở những vùng ven biển của tỉnh.