Bắt Quả Tang Cơ Sở Kinh Doanh Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Ngày 6-2, Đội QLTT số 17 kiểm tra cơ sở kinh doanh tôm của bà Lê Thị Lanh, tại thôn Điền Xá, xã Quảng Tiến, Sóc Sơn (Hà Nội), phát hiện cơ sở kinh doanh tôm đông lạnh vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở có 3 người đang thực hiện hành vi đưa tạp chất (là một loại dung dịch pha bột có màu trắng đục đã được pha chế sẵn) vào các con tôm đã chết do cơ sở mua thu gom, nhằm làm tăng trọng lượng của hàng hóa bán ra thị trường để thu lợi bất chính.
Kiểm tra thực tế tại cơ sở có 150kg tôm được đóng gói trong 3 thùng xốp đã được bơm dung dịch và bảo quản bằng đá đông lạnh xay nhỏ; 5 kg bột màu trắng đục đựng trong bảo tải dùng để pha chế và bơm vào từng con tôm.
Số tôm được bơm tạp chất chủ yếu được chuyển đi tiêu thụ tại chợ, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện, tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đội QLTT số 17 đã tạm giữ toàn bộ 150 kg tôm và 5 kg bột, đồng thời lấy mẫu để giám định chất lượng sản phẩm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Cao Phong (Hòa Bình) có 900ha cam, trong đó có trên 500ha cam kinh doanh cho sản lượng khoảng trên 16.000 tấn.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại các trang trại, lợn hơi có giá 34.000 đ/kg, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có thể bán được với giá 31.000-33.000 đ/kg.

Tại chợ đầu mối, sau khi bốc dỡ sang các thùng xốp và sọt tre Việt Nam, cam Trung Quốc được xếp vào gian hàng, lên bảng giá và "biến hình" khi vào chợ lẻ.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông ngư dân (NND) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã tích cực vận động hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của địa phương để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.