Bắt Quả Tang Cơ Sở Kinh Doanh Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Ngày 6-2, Đội QLTT số 17 kiểm tra cơ sở kinh doanh tôm của bà Lê Thị Lanh, tại thôn Điền Xá, xã Quảng Tiến, Sóc Sơn (Hà Nội), phát hiện cơ sở kinh doanh tôm đông lạnh vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở có 3 người đang thực hiện hành vi đưa tạp chất (là một loại dung dịch pha bột có màu trắng đục đã được pha chế sẵn) vào các con tôm đã chết do cơ sở mua thu gom, nhằm làm tăng trọng lượng của hàng hóa bán ra thị trường để thu lợi bất chính.
Kiểm tra thực tế tại cơ sở có 150kg tôm được đóng gói trong 3 thùng xốp đã được bơm dung dịch và bảo quản bằng đá đông lạnh xay nhỏ; 5 kg bột màu trắng đục đựng trong bảo tải dùng để pha chế và bơm vào từng con tôm.
Số tôm được bơm tạp chất chủ yếu được chuyển đi tiêu thụ tại chợ, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện, tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đội QLTT số 17 đã tạm giữ toàn bộ 150 kg tôm và 5 kg bột, đồng thời lấy mẫu để giám định chất lượng sản phẩm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Theo giới kinh doanh lúa gạo, giá giảm vào thời điểm này một phần do tác động của việc Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo tiểu ngạch và cũng không loại trừ nguyên nhân doanh nghiệp xuất khẩu ép giá thu mua bởi hiện tại nguồn cung gạo trong nước đang rất khan hiếm và nhu cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt là Philippines, Malaysia, Indonesia đang còn rất lớn.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.