Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất Ổn Thị Trường Nấm

Bất Ổn Thị Trường Nấm
Ngày đăng: 19/03/2014

Do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn.

Các trang trại trồng nấm đang bước vào thu hoạch, tuy nhiên do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn. Vì thế, giá nấm vẫn trồi sụt.

Theo ông Nguyễn Văn Hòe (Chủ nhiệm HTXNN DV tiểu thủ công nghiệp Long Khánh, Đồng Nai), các trang trại trồng nấm của HTX đang bước vào vụ thu hoạch rộ, trong đó nấm mèo được mùa lớn, sản lượng tăng khoảng 15%. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm ngoái thì giá nấm tăng không đáng kể.

Theo đó, nấm mèo khô đen có giá 85 ngàn/kg, nấm mèo trắng giá 100 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 5-10 ngàn/kg so cùng kỳ năm 2013. Trong khi giá nấm khô tăng nhẹ thì giá nấm tươi lại giảm so với đầu tháng 1/2014. Cụ thể, nấm rơm tươi giá 40 ngàn/kg, giảm 15 ngàn/kg; nấm sò 12 ngàn/kg (ngày ăn chay có thể lên tới 25.000 đồng/kg) giảm 20 ngàn/kg; nấm bào ngư 30 ngàn/kg (ngày ăn chay có thể lên tới 50 ngàn/kg), giảm 10 ngàn/kg... Trong đó, giá nấm sò tươi xấp xỉ ngang bằng 1 kg rau muống (12 ngàn/kg).

Điều đáng nói là, vì chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm nấm nên HTX phải phụ thuộc vào thương lái nên vẫn xảy ra tình trạng bị ép giá. Đặc biệt, trong khi giá thương lái thu mua 1 kg nấm mèo khô bình quân 100 ngàn, nhưng giá bán lẻ tại các chợ và hệ thống siêu thị lên tới 160 ngàn/kg.

"Có thể nói, dù giá nấm có tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chính là do HTX chưa chủ động được đầu ra. Vì vậy, việc nâng cao công nghệ chế biến nấm và tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm nấm hiện đang là bài toán nan giải. Ngoài ra, còn có các loại nấm cao cấp nhập ngoại như nấm kim châm, đùi gà, ngọc trâm cũng khiến cho việc tiêu thụ nấm trong nước khó khăn hơn", ông Hòe thừa nhận.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, địa phương có nhiều vùng trồng nấm truyền thống nổi tiếng đứng đầu cả nước với khoảng 3.000 hộ trồng nấm ở TX Long Khánh, huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, hàng năm SX ra gần 10 loại nấm phục vụ nhu cầu thị trường như nấm mèo, nấm bào ngư trắng, nấm rơm, nấm sò...

Cứ mỗi năm cung cấp thị trường khoảng 35 ngàn tấn nấm tươi các loại gồm khoảng 1.400 hộ SX với quy mô lớn, bình quân mỗi hộ trồng 30 ngàn bịch, có hộ trồng lên tới 150 ngàn bịch, trong đó nấm mèo chiếm trên 50%, còn lại là nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò. Dự kiến từ năm 2015 trở đi, theo kế hoạch thì tỉnh Đồng Nai sẽ đạt sản lượng 50 ngàn tấn nấm, doanh thu 5.000 tỷ đồng/năm.

Thế nên, từ tháng 8/2013, HTX Long Khánh đã triển khai đến các hộ trồng nấm công nghệ SX theo quy trình VietGAP nhằm gia tăng giá trị, hướng đến thị trường xuất khẩu. Thật ra, người trồng nấm ở đây vốn đã SX theo quy trình “sạch”.

Các loại nấm nếu sử dụng thuốc BVTV sẽ bị hư hỏng hoặc không thể phát triển. Nhưng nếu có giấy chứng nhận trồng nấm đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ là bước đệm để đưa nấm vào các siêu thị, bếp ăn công nghiệp cũng như dễ xuất khẩu.

Chính vì xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc trồng nấm "sạch" theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ trồng nấm của HTX đều hưởng ứng tham gia. Xã viên HTX Nguyễn Văn Thọ cho biết, ông làm nghề trồng nấm đã hơn 10 năm nay với 2.000 m2 đất trồng nấm và 2 xưởng SX, chế biến nấm.

Để trồng nấm theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài việc không sử dụng các loại thuốc BVTV trong việc trồng và chế biến, ông Thọ còn chú trọng đầu tư xây dựng nhà xưởng SX và chế biến nấm khá khang trang, lợp tôn lạnh để nấm sinh trưởng phát triển tốt.

"Hiện nay, chúng tôi có tất cả 6 trang trại trồng nấm lớn, mỗi năm có thể cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn nấm các loại. Vì thế, trồng nấm theo tiêu chuẩn VietGAP và việc tìm kiếm mở rộng thị trường là các giải pháp gia tăng giá trị cho nấm.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện có nhiều mặt hàng thức ăn nhanh từ nấm như nấm sa tế, nấm đóng hộp, nấm mèo đóng gói... nhưng HTX rất khó thực hiện vì thiếu vốn, công nghệ và máy móc”, chủ nhiệm HTX Long Khánh bộc bạch.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú nhờ rừng tái sinh Tỷ phú nhờ rừng tái sinh

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

14/08/2015
Thêm tin không vui cho thanh long Bình Thuận Thêm tin không vui cho thanh long Bình Thuận

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.

14/08/2015
3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến 3 nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới cuối năm còn khá nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.

14/08/2015
Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ kiện gà Mỹ Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ kiện gà Mỹ

Ngày 13-8, Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã làm việc với Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai về kiến nghị kiện bán phá giá đối với các sản phẩm gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tại Đồng Nai.

14/08/2015
Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại Giá chuối ở Hướng Hóa tăng trở lại

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

14/08/2015