Bất Ổn Thị Trường Nấm

Do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn.
Các trang trại trồng nấm đang bước vào thu hoạch, tuy nhiên do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn. Vì thế, giá nấm vẫn trồi sụt.
Theo ông Nguyễn Văn Hòe (Chủ nhiệm HTXNN DV tiểu thủ công nghiệp Long Khánh, Đồng Nai), các trang trại trồng nấm của HTX đang bước vào vụ thu hoạch rộ, trong đó nấm mèo được mùa lớn, sản lượng tăng khoảng 15%. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm ngoái thì giá nấm tăng không đáng kể.
Theo đó, nấm mèo khô đen có giá 85 ngàn/kg, nấm mèo trắng giá 100 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 5-10 ngàn/kg so cùng kỳ năm 2013. Trong khi giá nấm khô tăng nhẹ thì giá nấm tươi lại giảm so với đầu tháng 1/2014. Cụ thể, nấm rơm tươi giá 40 ngàn/kg, giảm 15 ngàn/kg; nấm sò 12 ngàn/kg (ngày ăn chay có thể lên tới 25.000 đồng/kg) giảm 20 ngàn/kg; nấm bào ngư 30 ngàn/kg (ngày ăn chay có thể lên tới 50 ngàn/kg), giảm 10 ngàn/kg... Trong đó, giá nấm sò tươi xấp xỉ ngang bằng 1 kg rau muống (12 ngàn/kg).
Điều đáng nói là, vì chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm nấm nên HTX phải phụ thuộc vào thương lái nên vẫn xảy ra tình trạng bị ép giá. Đặc biệt, trong khi giá thương lái thu mua 1 kg nấm mèo khô bình quân 100 ngàn, nhưng giá bán lẻ tại các chợ và hệ thống siêu thị lên tới 160 ngàn/kg.
"Có thể nói, dù giá nấm có tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chính là do HTX chưa chủ động được đầu ra. Vì vậy, việc nâng cao công nghệ chế biến nấm và tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm nấm hiện đang là bài toán nan giải. Ngoài ra, còn có các loại nấm cao cấp nhập ngoại như nấm kim châm, đùi gà, ngọc trâm cũng khiến cho việc tiêu thụ nấm trong nước khó khăn hơn", ông Hòe thừa nhận.
Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, địa phương có nhiều vùng trồng nấm truyền thống nổi tiếng đứng đầu cả nước với khoảng 3.000 hộ trồng nấm ở TX Long Khánh, huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, hàng năm SX ra gần 10 loại nấm phục vụ nhu cầu thị trường như nấm mèo, nấm bào ngư trắng, nấm rơm, nấm sò...
Cứ mỗi năm cung cấp thị trường khoảng 35 ngàn tấn nấm tươi các loại gồm khoảng 1.400 hộ SX với quy mô lớn, bình quân mỗi hộ trồng 30 ngàn bịch, có hộ trồng lên tới 150 ngàn bịch, trong đó nấm mèo chiếm trên 50%, còn lại là nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò. Dự kiến từ năm 2015 trở đi, theo kế hoạch thì tỉnh Đồng Nai sẽ đạt sản lượng 50 ngàn tấn nấm, doanh thu 5.000 tỷ đồng/năm.
Thế nên, từ tháng 8/2013, HTX Long Khánh đã triển khai đến các hộ trồng nấm công nghệ SX theo quy trình VietGAP nhằm gia tăng giá trị, hướng đến thị trường xuất khẩu. Thật ra, người trồng nấm ở đây vốn đã SX theo quy trình “sạch”.
Các loại nấm nếu sử dụng thuốc BVTV sẽ bị hư hỏng hoặc không thể phát triển. Nhưng nếu có giấy chứng nhận trồng nấm đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ là bước đệm để đưa nấm vào các siêu thị, bếp ăn công nghiệp cũng như dễ xuất khẩu.
Chính vì xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc trồng nấm "sạch" theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ trồng nấm của HTX đều hưởng ứng tham gia. Xã viên HTX Nguyễn Văn Thọ cho biết, ông làm nghề trồng nấm đã hơn 10 năm nay với 2.000 m2 đất trồng nấm và 2 xưởng SX, chế biến nấm.
Để trồng nấm theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài việc không sử dụng các loại thuốc BVTV trong việc trồng và chế biến, ông Thọ còn chú trọng đầu tư xây dựng nhà xưởng SX và chế biến nấm khá khang trang, lợp tôn lạnh để nấm sinh trưởng phát triển tốt.
"Hiện nay, chúng tôi có tất cả 6 trang trại trồng nấm lớn, mỗi năm có thể cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn nấm các loại. Vì thế, trồng nấm theo tiêu chuẩn VietGAP và việc tìm kiếm mở rộng thị trường là các giải pháp gia tăng giá trị cho nấm.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện có nhiều mặt hàng thức ăn nhanh từ nấm như nấm sa tế, nấm đóng hộp, nấm mèo đóng gói... nhưng HTX rất khó thực hiện vì thiếu vốn, công nghệ và máy móc”, chủ nhiệm HTX Long Khánh bộc bạch.
Có thể bạn quan tâm
Tại tỉnh Khánh Hòa, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh những thiệt hại về cây trồng do thiếu nước tưới, nắng nóng còn khiến cho một số diện tích tôm nuôi vụ 2 trên địa bàn tỉnh bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80 ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ vốn đầu tư, xây dựng dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.