Bất ngờ với ruộng rau muống, bãi chăn trâu trên đất dự án tỷ đô

Chuồng gia súc trên đất xây tháp tỷ đô
Rất ít người nghĩ con đường đất lầy lội, nhỏ hẹp, hai bên đầy rác thải, xác chuột và phân trâu bò giữa làng Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại là lối duy nhất dẫn vào dự án Tháp dầu khí (PVN Tower).
Hai anh em Đỗ Văn Trung, Đỗ Văn Hiếu là dân gốc làng Mễ Trì, dựng trại nuôi gia súc trên khu đất này.
Trung cho biết, những hộ dân có ruộng ở đây nghe nói về dự án nhiều năm trước.
Nhưng từ đó tới nay, mọi thông tin chỉ là đồn đoán.
Thuế đất vẫn phải đóng đều đặn, gia đình anh và dân làng chưa thấy có gì thay đổi.
Chuồng lợn của gia đình Đỗ Văn Hiếu (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được đặt trên đất dự án PVN Tower.
Cách đây vài năm, dù dự án được quây bao nhưng người dân vẫn đổ đất vào để “tăng gia”.
Riêng hai anh em Trung, Hiếu, đã rủ nhau nghỉ việc cơ quan để dựng trại nuôi gia súc.
Nhờ đó, thu nhập của gia đình tốt hơn, hai anh em lại chủ động thời gian làm thêm việc khác.
Trên bãi đất rộng lớn, hai anh em mua 2 con bò cái và gây giống được một đàn 16 con, bán được nhiều bê.
Bên cạnh đó, Trung còn nuôi lợn lấy thịt xuất bán, và thêm cả gà, ngựa, bò.
Sáng sáng, anh thả bò, ngựa ra cho ăn cỏ mọc dại, cả ngày chăm nuôi lợn gà, tối lùa bò, ngựa vào chuồng...
Mỗi tháng, trại gia súc này đem về cho mỗi người (Hiếu, Trung) khoản thu nhập hơn chục triệu đồng.
Dự án tỷ đô PVN Tower một thời được kỳ vọng sẽ là niềm tự hào của ngành dầu khí, giờ là bãi chăn thả gia súc.
Người cô họ của Đỗ Văn Trung mượn đất chủ ruộng tại đây để trồng rau đem bán cho dân trong làng, mỗi tháng cũng thu về trên dưới 5 triệu đồng.
“Dự án nằm giữa hai làng Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng.
Nhưng do đất đã bị quây kín, không đủ nước để canh tác, trồng lúa nên nhiều chủ ruộng bỏ hoang.
Tôi thấy tiếc đất nên mượn họ trồng rau”, bà Vinh cho biết.
Đất xây siêu khách sạn thành ruộng rau muống
Không như PVN Tower, dự án xây dựng siêu khách sạn Lotus (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng có tổng mức đầu tư 1 tỷ USD nhưng đã hoàn thành công tác đền bù đất từ năm 2010.
Tuy nhiên, sau 5 năm, siêu khách sạn vẫn chưa được khởi công.
Trên khu đất 4,2 ha, các hộ dân là chủ ruộng trước đây đã quay lại trồng đủ loại hoa màu.
Bà Mai (Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) đang tưới nốt những luống rau cuối ngày.
Do nằm ở vùng đất trũng, bà Mai cùng nhiều hộ canh tác khác chỉ cần đào hố trong mùa cạn là có nước.
Mùa mưa, việc trồng rau càng nhàn hơn do không lo thiếu nước.
Nhờ mượn lại đất dự án để trồng rau, mỗi tháng bà Mai có thêm khoản thu nhập hơn 2 triệu đồng.
Dự án xây dựng siêu khách sạn Lotus của đại gia Đặng Thành Tâm trên khu đất vàng giữa thủ đô đã treo 4 năm, hiện được nhiều hộ dân mượn đất trồng rau, tăng gia thu nhập.
Ngoài trồng hoa màu, khoảng 1/3 diện tích khu đất hiện được sử dụng làm sân bóng cho thuê và bãi gửi ôtô.
Anh Hùng, người trông giữ bãi xe cho hay, cư dân các tòa chung cư lân cận gửi khoảng 30-40 chiếc.
“Dự án treo không biết ai buồn nhưng với một số người dân đang trồng rau, làm ruộng ở đây, khu đất này đang giúp họ gia tăng thu nhập.
Tiền đền bù đã nhận đủ, lại có đất miễn phí để trồng rau bán, sao lại không vui?”, nhân viên trông xe cởi mở.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, dự án nuôi tôm CN-BCN với quy mô 500ha ở xã Long Điền Tây đã hoàn thành 4/10 gói thầu và giải ngân hơn 25 tỷ đồng.

Nguồn vốn, nguồn thức ăn thô thiếu trầm trọng, cộng với môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát... khiến cho công tác tái đàn chăn nuôi của người dân vùng lũ Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) gặp nhiều khó khăn. Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể...

Ngày 22.10, Công ty BISUCO đã tổ chức lễ xuống mía vụ ép năm 2013-2014. Vụ ép này, Công ty phấn đấu thu mua từ 450 - 500 ngàn tấn mía tại các vùng nguyên liệu mía do BISUCO đầu tư, trong đó thu mua mía nguyên liệu trong tỉnh từ 100 - 120 ngàn tấn; sản xuất và chế biến 45.000 - 50.000 tấn đường.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ký quyết định ban hành Chương trình tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và Phát triển”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 trang trại đang áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên đàn lợn.