Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn

Rạng sáng nay (12/6), ngư dân đã bắt được một con cá mập trắng có chiều dài hơn 1,5m tại vùng biển Quy Nhơn (Bình Định).
Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ.
Con cá mập được gia đình ông Phan Văn Dầu bắt được vào sáng 12/6 (Ảnh: Dân trí)
Qua kiểm tra nhận thấy con cá mập trắng này đang mang thai vào giai đoạn sắp sinh, gia đình ông Dầu đã mang cá về vườn nhà và đang rao bán với giá 10 triệu đồng. Đến khoảng 9 giờ sáng đã có một vài lái buôn ngã giá từ 4-6 triệu đồng nhưng gia đình ông Dầu vẫn chưa bán.
Trước đó vào sáng 13/4, cũng tại vùng biển Quy Nhơn, ngư dân Đỗ Văn Công (43 tuổi, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) đã bắt được một con cá mập dài 1,6m, chu vi vòng bụng rộng 1m, nặng khoảng 60kg, hàm rộng 21cm. Theo đánh giá, hàm răng của con cá mập này rất giống với dấu tích hàm răng của con cá mập đã từng cắn người ở vùng biển Quy Nhơn.
Tính từ đầu năm 2010 đến nay, đây là lần thứ 4 ngư dân bắt được cá mập tại vùng biển Quy Nhơn. Trong đó con cá mập to nhất bắt được đến thời điểm này có chiều dài hơn 5m, trọng lượng 1 tấn do ngư dân Nguyễn Trọng (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) bắt được vào sáng 4/2/2010.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).