Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn

Rạng sáng nay (12/6), ngư dân đã bắt được một con cá mập trắng có chiều dài hơn 1,5m tại vùng biển Quy Nhơn (Bình Định).
Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ.
Con cá mập được gia đình ông Phan Văn Dầu bắt được vào sáng 12/6 (Ảnh: Dân trí)
Qua kiểm tra nhận thấy con cá mập trắng này đang mang thai vào giai đoạn sắp sinh, gia đình ông Dầu đã mang cá về vườn nhà và đang rao bán với giá 10 triệu đồng. Đến khoảng 9 giờ sáng đã có một vài lái buôn ngã giá từ 4-6 triệu đồng nhưng gia đình ông Dầu vẫn chưa bán.
Trước đó vào sáng 13/4, cũng tại vùng biển Quy Nhơn, ngư dân Đỗ Văn Công (43 tuổi, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) đã bắt được một con cá mập dài 1,6m, chu vi vòng bụng rộng 1m, nặng khoảng 60kg, hàm rộng 21cm. Theo đánh giá, hàm răng của con cá mập này rất giống với dấu tích hàm răng của con cá mập đã từng cắn người ở vùng biển Quy Nhơn.
Tính từ đầu năm 2010 đến nay, đây là lần thứ 4 ngư dân bắt được cá mập tại vùng biển Quy Nhơn. Trong đó con cá mập to nhất bắt được đến thời điểm này có chiều dài hơn 5m, trọng lượng 1 tấn do ngư dân Nguyễn Trọng (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) bắt được vào sáng 4/2/2010.
Có thể bạn quan tâm

Trong sản xuất và tiêu thụ mía của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) hiện nay, ngoài chịu ảnh hưởng chung của cơ chế thị trường, thì nhiều nơi nằm trong vùng nguyên liệu vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, dẫn đến việc giá thu mua mía nguyên liệu giảm.

Những năm trước đây, nuôi thủy sản nước lợ đã đem lại giá trị kinh tế cao cho những người dân ở xã Quảng Trường (Quảng Trạch - Quảng Bình). Thế nhưng, việc nuôi thủy sản của người dân những năm gần đây bị thua lỗ, họ đang đối mặt với những khó khăn.

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) có tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị là chủ trương lớn của thành phố và của quận.

Đây là chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, tại cuộc họp giao ban quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm diễn ra chiều 11/6 tại Hà Nội.