Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn

Rạng sáng nay (12/6), ngư dân đã bắt được một con cá mập trắng có chiều dài hơn 1,5m tại vùng biển Quy Nhơn (Bình Định).
Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ.
Con cá mập được gia đình ông Phan Văn Dầu bắt được vào sáng 12/6 (Ảnh: Dân trí)
Qua kiểm tra nhận thấy con cá mập trắng này đang mang thai vào giai đoạn sắp sinh, gia đình ông Dầu đã mang cá về vườn nhà và đang rao bán với giá 10 triệu đồng. Đến khoảng 9 giờ sáng đã có một vài lái buôn ngã giá từ 4-6 triệu đồng nhưng gia đình ông Dầu vẫn chưa bán.
Trước đó vào sáng 13/4, cũng tại vùng biển Quy Nhơn, ngư dân Đỗ Văn Công (43 tuổi, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) đã bắt được một con cá mập dài 1,6m, chu vi vòng bụng rộng 1m, nặng khoảng 60kg, hàm rộng 21cm. Theo đánh giá, hàm răng của con cá mập này rất giống với dấu tích hàm răng của con cá mập đã từng cắn người ở vùng biển Quy Nhơn.
Tính từ đầu năm 2010 đến nay, đây là lần thứ 4 ngư dân bắt được cá mập tại vùng biển Quy Nhơn. Trong đó con cá mập to nhất bắt được đến thời điểm này có chiều dài hơn 5m, trọng lượng 1 tấn do ngư dân Nguyễn Trọng (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) bắt được vào sáng 4/2/2010.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).