Bắt Được Cá Chình Khủng

Sáng 13-1, ông Nguyễn Văn Lắm cho biết vừa cào bắt được con cá chình nước ngọt cân nặng hơn 8,5 kg trên tuyến Kênh Xáng thuộc xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Con cá này được ông Lắm bán cho bạn hàng tại địa phương với giá 310.000 đồng/kg.
Cũng trên tuyến kênh này, cách nay không lâu, ông Lắm từng cào dính cặp cá chình nặng hơn 13 kg.
“Con cá chình này có màu đen và cái vây lưng nối liền với phần đuôi rất lạ. Nghe nói người ta đem nó về TP Long Xuyên bán lại cho nhà hàng tới 650.000 đồng/kg”- ông Lắm tiếc rẻ.
Ông Nguyễn Văn Đoàn ở xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, cũng cho biết vào đầu mùa lũ năm nay, ông đặt đú cập bờ sông Hậu tại khu vực bờ kè Nguyễn Du (TP Long Xuyên) bắt được cá chình cực to, nặng 10,2 kg. Do không biết được giá trị của cá, ông Đoàn đã xẻ thịt bán cho người dân tại chỗ với giá chỉ 120.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa thử nghiệm mô hình nuôi gà sinh sản bằng phương pháp an toàn sinh học với 5.700 con gà mía bố mẹ tại 16 hộ dân ở hai xã Tiến Dũng và Cảnh Thụy.
Sáng 9/4, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì buổi công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang. Việc công bố nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ tổ yến được khai thác từ yến đảo thiên nhiên và yến nuôi trong nhà tại thành phố Nha Trang, đồng thời bảo vệ thương hiệu yến sào của tỉnh Khánh Hòa, tránh hiện tượng làm giả nguồn gốc xuất xứ.

Tham gia mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, nông dân liên kết với các doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hình thức chăn nuôi quy mô nông hộ theo hướng VietGAP (chăn nuôi an toàn sinh học) dù còn mới nhưng hiệu quả cao.

Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) triển khai được hơn 4 năm tại Đồng Nai. Toàn tỉnh hiện đã có các vùng chăn nuôi ra sản phẩm sạch, hệ thống lò mổ đến mạng lưới chợ đạt chuẩn an toàn vệ sinh.