Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắt Đầu Trồng Bắp Biến Đổi Gen

Bắt Đầu Trồng Bắp Biến Đổi Gen
Ngày đăng: 12/02/2014

Trong thời gian tới, 6 tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Tháp nhiều khả năng sẽ bắt đầu trồng bắp (ngô) biến đổi gen dưới dạng mô hình trình diễn.

Trong khi chờ Bộ Tài Nguyên và Môi trường xem xét cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho một số giống bắp biến đổi gen của các công ty được cấp phép khảo nghiệm tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN – PTNT) cho biết, dự kiến Bộ sẽ triển khai một số mô hình trình diễn trồng bắp biến đổi gen tại 6 tỉnh nói trên.

Mục tiêu của các mô hình trình diễn này là giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học hiện đại, hình thành mối liên kết, chia sẻ thông tin và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Mỗi mô hình trình diễn sẽ trồng khoảng 1,5 - 2 héc ta cho mỗi giống.

Trong thời gian chờ được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học thì các mô hình trồng bắp biến đổi gen sẽ phải tuân thủ các yêu cầu an toàn sinh học như trong quá trình khảo nghiệm trước đây.

Trước đó, trong công văn 233 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng mô hình trình diễn một số giống bắp biến đổi gen, Bộ NN – PTNT cho biết, đến cuối năm 2013 việc khảo nghiệm đánh giá ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học của một số giống bắp biến đổi gen đã kết thúc và được công nhận kết quả.

Năm 2011, ba công ty đã được Bộ NN-PTNT cấp phép khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen là Công ty TNHH Syngenta Việt Nam với giống bắp biến đổi gen kháng sâu đục thân, bắp biến đổi gen chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate; Công ty TNHH Dekald Việt Nam với giống bắp khảo nghiệm gen kháng sâu bộ cánh vảy, bắp biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ Roundup; còn Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam được phép khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen kháng sâu bọ cánh phấn.

Hiện kết quả khảo nghiệm đã được Bộ NN – PTNT chuyển sang Bộ Tài Nguyên và Môi trường xem xét cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các giống bắp biến đổi gen này.

Theo Bộ NN – PTNT, cây trồng biến đổi gen đã được nhiều quốc gia trồng trên quy mô lớn và diện tích đạt 170 triệu héc ta vào năm 2012, tăng 100 lần so với năm 1996. Hiện trong số 28 quốc gia trồng cây biến đổi gen có nhiều nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Pakistan, Myanmar…

Tại Việt Nam, Chính phủ đã có nghị định 69/2012 về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm sinh học biến đổi gen.

Ngoài ra, theo kế hoạch chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 thì đến năm 2014, một số giống cây trồng biến đổi gen như bắp, bông, đậu tương (đậu nành) sẽ được đưa vào sản xuất trên diện rộng. Đây chính là cơ sở để Bộ NN – PTNT muốn triển khai mô hình trình diễn bắp biến đổi gen trước khi những giống này được trồng đại trà.


Có thể bạn quan tâm

Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An) Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An)

Bệnh chồi cỏ hại mía xuất hiện ở Tân Kỳ (Nghệ An) mới vài năm nay nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù ngành nông nghiệp Nghệ An đã thực hiện các mô hình để diệt chồi cỏ song hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Công ty mía đường Sông Con hướng dẫn nông dân xử lý bệnh bằng vôi bột, hiệu quả thấy rõ…

25/01/2013
86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác 86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

08/06/2013
Hướng Tới Vùng Chuyên Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) Hướng Tới Vùng Chuyên Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng)

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.

28/01/2013
Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.

29/07/2013
Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre) Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre)

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

29/01/2013