Bắt Đầu Thu Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Gạo Vụ Đông Xuân 2014-2015

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự kiến chỉ tiêu phân bổ đối với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long cụ thể là thành phố Cần Thơ thu mua tạm trữ hơn 175.000 tấn, Cà Mau 2.400 tấn, Sóc Trăng 26.000 tấn, Hậu Giang 18.000 tấn, Vĩnh Long 28.000 tấn, Kiên Giang 79.000 tấn, Long An là 118.000 tấn, Bến Tre 13.000 tấn, Trà Vinh 13.000 tấn, An Giang 250.000 tấn, Đồng Tháp khoảng 155.000 tấn, Bạc Liêu 8.000 tấn và Tiền Giang khoảng 83.000 tấn.
Thời gian thu mua tạm trữ sẽ được thực hiện từ ngày 1/3 đến hết ngày 15/4/2015. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận 17 ngân hàng thương mại cấp vốn cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo, tăng một ngân hàng so vụ Đông Xuân trước.
Theo đó, việc cho vay được thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Lãi suất cho vay do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không được vượt 7%/ năm.
Thời gian giải ngân cho vay mua tạm trữ thóc gạo từ ngày 1/3-15/4. Thời hạn cho vay mua tạm trữ tối đa là 6 tháng (đến hết ngày 31/8), thời hạn được hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay tối đa 4 tháng (đến hết ngày 30/6). Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ.
Đây là năm thứ 6 triển khai thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân nhưng là năm đầu tiên được cho là chủ động nhất vì lúa chưa được thu hoạch rộ.
Với sự chủ động của ngành chức năng trong việc sớm thu mua tạm trữ lúa gạo, nhiều đánh giá kỳ vọng giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng lên so với thời điểm xuống thấp kỷ lục đầu tháng 2, giá lúa thu mua tại ruộng chỉ đạt 3.400 đồng/kg đến 3.800 đồng/kg.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng việc thu mua tạm trữ thóc gạo là giải pháp can thiệp thị trường mà không phải hỗ trợ nông dân. Và tới nay chưa có giải pháp nào tốt hơn giải pháp thu mua tạm trữ khi giá lúa thị trường thấp hơn giá lúa định hướng.
Đây không phải giải pháp can thiệp cục bộ vào địa phương, mà căn cứ vào thương nhân, tổ chức tham gia thu mua tạm trữ lúa gạo để thu mua tạm trữ được hiệu quả, đạt yêu cầu đề ra.
Vụ lúa đông xuân 2014-2015, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng ước đạt hơn 11 triệu tấn, tương đương hơn 4,3 triệu tấn gạo hàng hóa. Dự kiến 4 tháng đầu năm, cả nước sẽ xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo.
Có thể bạn quan tâm

Cho vay vốn để mua bò chăn nuôi là mô hình không mới nhưng cách làm mới ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh (Bình Thuận) là để dân tự chọn bò trước rồi giải ngân là cách làm hay giúp dân thoát nghèo bền vững…

Những năm gần đây, nhiều người ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp - đầu tư ít mà nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang đứng trước không ít khó khăn về vấn đề tiêu thụ.

Trong đó: 2.916ha ngô; 1.510ha lúa nương; 591,9ha sắn; còn lại những loại cây trồng khác. Vụ đông xuân năm nay ở Mường Chà được mùa là động lực để bà con nông dân tích cực làm cỏ đợt 1 và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương.

Chiều 2-6, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, đã có hơn 56ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi. Dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30ha, huyện Bình Sơn gần 10ha. Tại Bình Định, theo cơ quan chuyên môn, cũng đã có hơn 70ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…

Những năm gần đây, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ, nhất là tại quận Thốt Nốt và Ô Môn đã tích cực phát triển trồng cây mè trên chân ruộng lúa trong vụ hè thu hằng năm. Cách sản xuất luân canh giữa lúa và hoa màu này đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất đáng kể so với làm 3 vụ lúa trong năm …